Thịt dê là một món ăn được nhiều người yêu thích nhờ hương vị ngọt mềm, thơm ngon đặc trưng. Tuy nhiên, việc kết hợp thịt dê cùng với những loại thực phẩm không phù hợp không chỉ làm giá trị dinh dưỡng của món ăn mà thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Vậy thịt dê kỵ gì và những ai không nên ăn thịt dê? Bài viết dưới đây Phụ Nữ Và Gia Đình sẽ giải đáp băn khoăn này!
Giá trị dinh dưỡng thịt dê mang lại
Thịt dê có vị thơm, mềm và được đánh giá là ngọt hơn thịt cừu và thịt bò. Từ nguyên liệu thịt dê, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: Cà ri dê, thịt dê xào sả ớt, dê xào dứa, thịt dê nướng muối ớt, thịt dê tái chanh, thịt dê hầm thuốc bắc, cơm cháy thịt dê, dê nhúng mẻ,….
Loại thịt này là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể, bao gồm: Protein, vitamin B12, sắt, kẽm, kali, natri,…Ngoài ra, thịt dê cũng có chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol so với các loại thịt đỏ khác.
Thịt dê kỵ gì?
Khi kết hợp với các loại thực phẩm với nhau, các bạn cần phải tìm hiểu trước thật kỹ. Bởi các dưỡng chất có trong những loại thực phẩm có thể tương tác với nhau và gây ra những tác dụng phụ cho sức khỏe. Vậy thịt dê kỵ với món gì?
Dưới đây là 11 loại thực phẩm không nên kết hợp cùng với thịt dê:
Thịt dê kỵ bí đỏ
Theo Đông y, cả thịt dê và bí đỏ đều là những loại thực phẩm có tính nóng. Nếu tiêu thụ cùng một lúc thì sẽ có thể làm phát nhiệt trong cơ thể, dẫn đến tình trạng nóng trong, nổi mụn và táo bón.
Thịt dê kỵ giấm
Khi ăn thịt dê, tốt nhất là các bạn không nên ăn kèm với giấm. Bởi trong giấm có chứa axit axetic, có khả năng phá hủy chất đạm và nhiều hoạt chất sinh học có trong thịt dê. Như vậy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn kết hợp giấm và thịt dê.
Thịt dê kỵ với thức ăn nước uống nào? Nước trà
Thịt dê có hàm lượng protein đặc biệt cao, trong khi đó trà xanh lại có chứa nhiều axit tannin. Hai chất này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra hợp chất kết tủa protein axit tannin, có thể làm giảm nhu động ruột, gây khó tiêu, đầy bụng và táo bón.
Thịt dê kỵ với thực phẩm nào? Đậu đỏ
Theo Đông y, đậu đỏ có tính hàn, vị mặn, ngọt, có tác dụng ích khí, giải độc. Trong khi thịt dê có tính nóng, vị ngọt, có tác dụng làm ấm dạ dày, bồi bổ cơ thể.
Cả hai loại thực phẩm này đều khác nhau hoàn toàn về tính chất, mùi vị, tác dụng nên nếu ăn cùng nhau thì sẽ có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Thịt dê kỵ phô mai
Phô mai là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Theo các nghiên cứu, thành phần enzyme trong phô mai có thể làm suy giảm các chất dinh dưỡng có trong thịt dê. Do đó, các bạn không nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau,
Thịt dê kỵ hạt dẻ
Cả thịt dê và hạt dẻ đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khó tiêu hóa. Nếu tiêu thụ chúng cùng một lúc thì sẽ có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Thịt dê kỵ măng
Việc ăn thịt dê kết hợp với măng, đặc biệt nếu tiêu thụ với số lượng nhiều sẽ có thể dẫn tới tình trạng đau bụng, ngộ độc.
Thịt dê kỵ với món gì? súp miso
Súp miso có chứa đậu phụ và tương lên men từ đậu nành. Đây là món ăn có tính hàn, giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể. Trong khi đó, thịt dê có tính nóng, việc ăn hai món ăn này cùng một lúc có thể gây ra tình trạng xung khắc nóng – lạnh trong cơ thể. Từ đó, dẫn tới đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn.
Thịt dê kỵ kiều mạch
Kiểu mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt, rất giàu protein và chất xơ. Cũng giống như súp miso, kiều mạch có tính hàn, không thích hợp để ăn cùng với thịt dê.
Thịt dê kỵ gỏi cá sashimi
Thịt dê và gỏi cá sashimi đều là những món ăn có vị đậm, khi ăn cùng nhau có thể làm mất đi hương vị của món ăn kia. Ngoài ra, thịt dê thì có tính nóng, trong khí sashimi thì có tính hàn. Việc tiêu thụ hai loại thực phẩm này cùng một lúc có thể gây xung khắc nóng – lạnh trong cơ thể, dẫn tới khó tiêu, đầy hơi và đau bụng.
Thịt dê kỵ hoa quả gì? Lê, bưởi, dưa hấu
Thịt dê có tính nóng, còn lê, bưởi, dưa hấu là những loại trái cây có tính hàn. Việc ăn thịt dê cùng với những loại trái cây này có thể gây xung khắc nhiệt trong cơ thể, dẫn đến đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
Giải đáp những câu hỏi liên quan đến thịt dê kỵ gì?
Dưới đây là những liệt kê các câu hỏi liên quan đến thịt dê kỵ với gì và những giải đáp đi kèm. Những thực phẩm trong các câu hỏi có thể kỵ hay thường là không có ảnh hưởng gì khi kết hợp với thịt dê nên chúng tôi tách riêng ra một danh mục
Thịt bò và thịt dê có kỵ nhau không?
Theo Đông y, thịt bò có tính ôn, còn thịt dê thì có tính đại nhiệt. Hai loại thịt này khi kết hợp với nhau sẽ có thể làm tăng nhiệt trong cơ thể, gây ra tình trạng nóng trong, nổi mụn và táo bón.
Thịt dê có kỵ tỏi không?
Tỏi là một loại gia vị cay nóng, nên tránh kết hợp cùng với những loại thực phẩm có tính nóng như thịt dê vì sẽ có thể làm sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, chướng bụng và khó tiêu.
Thịt dê có kỵ thịt gà không?
Cũng giống như thịt bò, thịt gà có tính ôn, khi kết hợp với loại thực phẩm có tính đại nhiệt như thịt dê thì sẽ dễ gây tích nhiệt và dẫn đến tình trạng kiết lị.
Thịt dê có kỵ rau dền không?
Thịt dê kỵ rau gì? Thịt dê thì có tính nóng, trong khi rau dền có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể. Do đó, nếu tiêu thụ hai loại thực phẩm này cùng một lúc thì sẽ có thể gây xung khắc nhiệt trong cơ thể, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn.
Thịt dê có kỵ hải sản không?
Việc ăn thịt dê cùng với các loại hải sản sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy, thậm chí dẫn tới ngộ độc thực phẩm vô cùng nguy hiểm.
Thịt dê kỵ cà chua không?
Cà chua giàu vitamin C đứng trong top 10 các loại củ quả. Loại vitamin này khi kết hợp cùng với thành phần protein trong thịt dê thì sẽ có thể tạo hợp chất kết tủa, gây khó tiêu, đầy hơi và táo bón.
Tôm và thịt dê có kỵ nhau không?
Việc kết hợp tôm và thịt dê trong một món ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Thành phần canxi và magie có trong tôm khi gặp khoáng chất photpho có trong thịt dê sẽ có thể gây phản ứng kết tủa. Kết hợp này làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu bạn ăn thịt dê và tôm thường xuyên sẽ có thể dẫn đến bệnh sỏi mật và sỏi thận.
Thịt dê ăn với cua được không?
Cả thịt dê và cua đều là những loại thực phẩm có hàm lượng chất đạm cao. Việc hấp thụ một lượng lớn protein cùng một lúc sẽ có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, táo bón, thậm chí làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Gout. Do đó, các bạn không nên tiêu thụ thịt dê và cua cùng một lúc để đảm bảo sức khỏe.
Thịt dê ăn với rau lang được không?
Rau lang là loại rau có tính mát, trong khi đó thịt dê lại có tính nhiệt. Do đó, việc sử dụng đồng thời hai loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng xung khắc nhiệt trong cơ thể, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Thịt dê có ăn được với rau cải không?
Việc ăn thịt dê kèm với rau cải xanh sẽ giúp làm dậy hương vị của thịt dê, khiến món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn và giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Thịt dê nấu với rau ngót được không?
Rau ngót là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Loại vitamin này khi kết hợp với thành phần protein trong thịt dê thì sẽ có thể tạo thành hợp chất kết tủa, gây đầy bụng và khó tiêu. Do đó, các bạn không nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.
Cháo thịt dê nấu với rau mồng tơi được không?
Rau mồng tơi là một trong những loại rau phù hợp để ăn cùng với thịt dê. Các bạn hoàn toàn có thể nấu cháo thịt dê cùng với rau mồng tơi cho bé để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng sức đề kháng, giúp phòng ngừa các bệnh cảm cúm và cảm lạnh.
Những ai không nên ăn thịt dê?
Mặc dù thơm ngon, bổ dưỡng như vậy nhưng không phải ai cũng ăn được thịt dê. Dưới đây là những đối tượng được khuyến cáo không nên ăn thịt dê:
– Người bị viêm gan: Thịt dê có chứa một lượng lớn protein. Việc tiêu thụ quá nhiều protein sẽ khiến gan phải tăng cường hoạt động để xử lý chúng. Điều này có thể tạo thêm áp lực cho gan bị viêm.
– Người đang bị sốt cao, huyết áp cao, nhiễm trùng không nên ăn nhiều thịt dê. Bởi loại thực phẩm có tính nóng, sẽ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn. (1)
– Người đang bị lở mồm long móng, đau mắt đỏ, loét lưỡi, miệng đắng, yết hầu đau khô, bực bội, sưng chân răng, bị tiêu chảy đau bụng,….cũng nên tránh ăn thịt dê để ngăn bệnh tăng nặng.
Những lưu ý ăn thịt dê đúng cách
Để việc thịt ăn dê mang lại lợi ích sức khỏe tối ưu, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn, các bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
– Chỉ nên ăn thịt dê với lượng vừa phải, khoảng 1 lần/ tuần. Không nên ăn quá nhiều bởi thịt dê có tính đại nhiệt, dễ gây nóng trong, nổi mụn và táo bón.
– Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều thịt dê bởi dê là món ăn có chứa nhiều đạm. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, nếu ăn nhiều thịt dê thì sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
– Tuyệt đối không được ăn thịt dê tái, chưa được nấu chín. Vì chúng có chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nếu xâm nhập vào cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là các bạn nên ăn thịt dê đã được nấu chín.
Hy vọng những thông tin Phụ Nữ Và Gia Đình chia sẻ trong bài viết thịt dê kỵ gì và những ai không nên ăn thịt dê giúp các bạn có những bữa ăn an toàn, thưởng thức món thịt dê mà bạn thích. Các bạn chú ý không kết hợp thịt dê cùng bí đỏ, giấm, đậu đỏ, trà, hạt dẻ, phô mai, măng, súp miso, gói cá sashimi, kiều mạch, lê, bưởi, dưa hấu. Cùng đó những bệnh nhân viêm gan, sốt cao, huyết áp cao, nhiễm trùng, lở mồm long móng, đau mắt đỏ, loét lưỡi, miệng đắng, yết hầu đau khô, bực bội, sưng chân răng, bị tiêu chảy đau bụng, … cùng phải cần tránh ăn thịt dê.
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa