Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng nhưng khi được sử dụng sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Vậy sữa đậu nành kỵ gì: kỵ với thực phẩm nào, trái cây nào, món gì? Bài viết bên dưới là những điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành mà bạn cần lưu ý.
Sữa đậu nành là một trong những loại thức uống có nguồn gốc thực vật phổ biến và được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Khác với sữa động vật, sữa đậu nành không chứa cholesterol và ít chất béo bão hòa, nên phù hợp cho người ăn chay, người bị tim mạch, tiểu đường hay đang ăn kiêng.
Ngoài ra, đây cũng là loại sữa lành tính có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm để tạo nên các món ăn, thức uống bổ dưỡng. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng, người dùng cần hiểu rõ cách dùng, liều lượng phù hợp và đặc biệt là tránh kết hợp sữa đậu nành với các thực phẩm kỵ nhau.
SỮA ĐẬU NÀNH: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE
Sữa đậu nành là một loại sữa được làm từ hạt đậu nành, có nguồn gốc từ thực vật và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Hạt đậu nành sẽ được ngâm và nghiền với nước rồi được lọc bỏ bã lấy phần nước. Quá trình đun sôi và lọc lại nhiều lần sẽ cho ra thành phẩm là sữa đậu nành sánh mịn và nhiều dinh dưỡng.
Trong mỗi 100ml sữa đậu nành sẽ có khoảng 28 calo, 3.1g chất đam, 1.6g chất béo, 18mg canxi, 1.2g sắt cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin D, vitamin B12, kali,… (1)
- – Đạm:
Sữa đậu nành cung cấp một nguồn đạm thực vật có các axit amin tốt cho sức khỏe.
- – Chất béo:
Các axit béo trong sữa đậu nành phần lớn là chất béo không bão hòa nên rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- – Isoflavones:
Đây là hợp chất có khả năng điều hòa nội tiết tố và cung cấp lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
- – Sữa thay thế:
Một số người có phản ứng với đạm sữa từ động vật hoặc những người ăn chay nên sữa đậu nành là một lựa chọn thay thế lý tưởng.
Sữa đậu nành cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng, bao gồm cả nam giới đã trưởng thành và các bé trai. Sữa đậu nành giàu canxi và vitamin D, giúp các bé trai phát triển toàn diện về cả xương, khớp, cơ bắp, hỗ trợ thể thực và chiều cao. Hàm lượng chất béo không bão hòa trong sữa đậu nành giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thừa cân, béo phì. Các thành phần như isoflavone và acid amin trong sữa đậu nành có thể giúp ổn định và điều hòa huyết áp. Sữa đậu nành cung cấp các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới.
Ngoài ra, việc uống sữa đậu nành không ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý của các bé trai. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc uống sữa đậu nành ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hay sự phát triển về mặt sinh sản ở trẻ nam. Do đó, các bé trai có thể uống sữa đậu nành mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, cần đảm bảo uống đúng liều lượng và không sử dụng quá nhiều để tránh làm giảm hấp thu sắt vào trong cơ thể và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Với hương vị tự nhiên, dễ chế biến và giá trị dinh dưỡng cao, sữa đậu nành đã trở thành một phần quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình hiện đại. Dù là trẻ em, người lớn hay người cao tuổi, đều có thể sử dụng sữa đậu nành đúng cách để cải thiện sức khỏe toàn diện.
SỮA ĐẬU NÀNH KỴ GÌ?
Với thắc mắc sữa đậu nành kỵ gì Phụ Nữ Và Gia Đình sẽ phân ra 4 danh mục con : những thực phẩm không nên kết hợp cùng sữa đậu nành, những đối tượng không nên sử dụng và chuyên mục giải đáp những câu hỏi thắc mắc liên quan đến chủ đề này. Cùng tham khảo
Tổng hợp những thực phẩm kỵ với sữa đậu nành
Điểm danh 10+ thực phẩm cần kiêng khi bạn đã sử dụng sữa đậu nành, tránh những tác hại cho sức khoẻ cũng như giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ món ăn
Không kết hợp trứng với sữa đậu nành
Sữa đậu nành kỵ món gì? Một số người cho rằng, ăn trứng cùng với sữa đậu nành sẽ giúp tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, lòng trắng trứng khi kết hợp với men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo thành một hợp chất kết tủa cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Chính vì vậy, không nên ăn trứng khi uống sữa đậu nành.
Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Đường tinh luyện, đặc biệt là đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic,… khi kết hợp cùng protein, canxi sẽ tạo thành các hợp chất có khả năng làm mất chất dinh dưỡng của sữa đậu nành. Đồng thời, sự kết hợp này còn ảnh hưởng đến sự hấp thu của hệ tiêu hóa.
Không kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt
Một số người thường có thói quen ăn kết hợp đậu nành và rau chân vịt (cải bó xôi), các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo rằng đây là một sự kết hợp không tốt cho dạ dày. Hàm lượng axit oxalic trong rau chân vịt khi kết hợp với canxi sẽ tạo thành chất kết tủa là canxi oxalat trong dạ dày. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của hệ tiêu hóa.
XEM THÊM: Cải bó xôi kỵ với gì và những ai không nên ăn?
Không kết hợp sữa đậu nành với hành lá
Hạt đậu nành chứa canxi, protein; trong khi hành lá chứa rất nhiều axit oxalic. Sự kết hợp của đậu nành và hành lá sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể, do lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc hình thành chất kết tủa trong dạ dày, gây hại cho đường tiêu hóa.
Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm chế phẩm tinh bột
Khi sử dụng sữa đậu nành, các chất dinh dưỡng khi được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng và tiêu thụ hết nên không còn tác dụng bổ sung dưỡng chất. Vì vậy, khi sử dụng sữa đậu nành hãy ăn thêm thực phẩm có chứa tinh bột như bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,… Hàm lượng tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị dạ dày tiết ra và giúp tiêu hóa các dưỡng chất có trong sữa đậu nành.
Không uống cùng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracyclin và erythromycin có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành. Vì vậy, cần tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh cùng thời điểm với sữa đậu nành. Nếu muốn uống sữa đậu nành, hãy sử dụng cách thời gian uống thuốc khoảng 1 giờ để đảm bảo không gây ra phản ứng hóa học có hại nào.
Sữa bò và các loại sữa động vật khác
Sữa bò là loại sữa phổ biến, cung cấp hàm lượng đạm từ động vật vô cùng dồi dào. Tuy vật, sữa bò hay các loại sữa có nguồn gốc từ các loài động vật không nên sử dụng chung với sữa đậu nành. Do sự tương tác giữa các protein thực vật và protein động vật có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm hấp thụ dinh dưỡng.
Trái cây có vị chua
Sữa đậu nành kỵ với trái cây nào? Một số loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi, dâu tây thường chứa hàm lượng axit cao. Vì vậy, không nên sử dụng các loại quả này cùng sữa đậu nành vì axit có thể phản ứng với protein trong đậu nành gây ra hiện tượng kết tủa trong dạ dày.
Không kết hợp sữa đậu nành và mật ong
sữa đậu nành kỵ với cái gì? Một số thành phần trong sữa đậu nành sẽ liên kết với mật ong và tạo ra cục máu đông, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, thậm chí là hôn mê. Vì vậy, không nên sử dụng sữa đậu nành cùng với mật ong để tránh gây ra những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không uống sữa đậu nành cùng với trà
Không sử dụng sữa đậu nành cùng thời điểm với trà, đặc biệt là trà đặc. Bởi vì, hợp chất tannin có trong trà sẽ phản ứng với thành phần protein trong sữa đậu nành. Sự kết hợp này có thể tạo ra phản ứng gây khó tiêu, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và làm giảm hấp thu dinh dưỡng từ cả trà và sữa đậu nành.
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về việc sữa đậu nành kỵ với thực phẩm nào?
Dưới đây là 29+ câu hỏi thường gặp liên quan đến sữa đậu nành kỹ những thực phẩm gì mà Phụ Nữ Và Gia Đình đã nhận được hỏi đáp tại gmail liên hệ. Rất nhiều câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần nên Phụ Nữ Và Gia Đình quyết định lập thêm chuyên mục câu hỏi thường gặp ở đây kèm lời giải đáp để tất cả mọi người cùng tham khảo
Uống sữa đậu nành với coca có sao không?
Sữa đậu nành và coca không thực sự kỵ nhau, nhưng kết hợp này không được khuyến khích. Coca chứa nhiều axit và đường, có thể khiến protein trong sữa đậu nành kết tủa, gây khó tiêu. Ngoài ra, sự kết hợp này dễ gây đầy bụng, chướng hơi. Tốt nhất nên dùng cách nhau ít nhất 1 giờ để tránh ảnh hưởng tiêu hóa.
Ăn quýt uống sữa đậu nành được không?
Không nên ăn quýt rồi uống sữa đậu nành ngay sau đó. Quýt chứa nhiều axit và vitamin C, có thể làm protein trong sữa bị kết tủa trong dạ dày. Điều này gây khó tiêu, đau bụng hoặc tiêu chảy nhẹ ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Nên sử dụng cách nhau ít nhất 1 – 2 giờ.
Ăn trứng vịt lộn uống sữa đậu nành được không?
Có thể ăn trứng vịt lộn rồi uống sữa đậu nành nhưng cần lưu ý đến lượng tiêu thụ. Cả hai đều giàu protein, nếu ăn quá nhiều dễ gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Người có vấn đề về gan, dạ dày nên hạn chế sự kết hợp này. Tốt nhất nên ăn cách nhau từ 2 – 3 giờ.
Sầu riêng có kỵ với sữa đậu nành không?
Sầu riêng và sữa đậu nành đều giàu chất béo và protein, có thể gây khó tiêu nếu dùng cùng lúc. Sự kết hợp này còn dễ gây đầy bụng, khó chịu, đặc biệt với người có hệ tiêu hóa yếu. Ngoài ra, cả hai đều có tính nóng, ăn chung dễ sinh nhiệt. Tốt nhất nên ăn cách nhau ít nhất 2 giờ.
Sữa đậu nành có kỵ thịt bò không?
Sữa đậu nành không kỵ thịt bò, nhưng sự kết hợp này không lý tưởng. Do cả hai đều chứa nhiều đạm, ăn cùng lúc có thể gây khó tiêu, đầy bụng. Nếu hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì có thể sử dụng bình thường. Tuy nhiên, người có dạ dày yếu nên dùng cách nhau khoảng 1 giờ đồng hồ.
Sữa đậu nành với bơ có kỵ nhau không?
Sữa đậu nành và bơ không kỵ nhau, thậm chí có thể kết hợp trong một số món sinh tố. Tuy nhiên, do cả hai đều béo và giàu năng lượng, dùng nhiều có thể gây ngán và khó tiêu. Nên dùng với lượng vừa phải và tránh ăn vào buổi tối. Người bị cao mỡ máu cũng nên hạn chế kết hợp này.
Uống bia xong uống sữa đậu nành được không?
Không nên uống sữa đậu nành ngay sau khi uống bia. Cồn trong bia kết hợp với protein trong sữa đậu nành dễ gây kết tủa trong dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, sự kết hợp này có thể gây buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa ở một số người. Tốt nhất nên sử dụng cách nhau ít nhất 2 – 3 giờ.
Uống sắt xong uống sữa đậu nành được không?
Không nên uống sắt và sữa đậu nành cùng lúc. Sữa đậu nành chứa phytate và canxi, có thể ức chế hấp thu sắt trong cơ thể. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc sắt hoặc viên sắt bổ sung. Nên uống cách nhau ít nhất 1-2 giờ để đảm bảo hấp thu tốt.
Tôm với sữa đậu nành có kỵ nhau không?
Tôm và sữa đậu nành không kiêng kỵ nhau, nhưng cần cẩn trọng khi sử dụng. Một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc khó tiêu khi ăn hải sản và thực phẩm giàu đạm cùng lúc. Ngoài ra, sự kết hợp này đôi khi có thể gây đầy bụng, đặc biệt là với trả nhỏ. Tốt nhất nên ăn cách nhau từ 1 – 2 giờ.
Chuối và sữa đậu nành có kỵ nhau không?
Chuối và sữa đậu nành không kỵ nhau, thậm chí là một cặp đôi phổ biến trong sinh tố. Tuy nhiên, ăn nhiều có thể gây đầy bụng, đặc biệt là khi bụng đói. Người bị hội chứng ruột kích thích nên tránh ăn cùng lúc. Dùng vào buổi sáng sau bữa ăn nhẹ sẽ tốt hơn.
Nước dừa với sữa đậu nành có kỵ nhau không?
Nước dừa và sữa đậu nành không có phản ứng kỵ nhau rõ rệt, nhưng kết hợp này có thể gây lạnh bụng, đầy hơi. Cả hai đều có tính mát, dùng cùng lúc dễ gây tiêu chảy ở người có hệ tiêu hóa yếu. Đặc biệt, trẻ em và người già nên tránh ăn cùng lúc. Tốt nhất là cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ.
Thịt gà có kỵ sữa đậu nành không?
Thịt gà và sữa đậu nành không kỵ nhau về mặt khoa học. Tuy nhiên, một số quan niệm dân gian cho rằng, ăn chung dễ gây lạnh bụng hoặc tiêu chảy. Nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu, nên dùng cách nhau từ 1 – 2 giờ. Người bình thường có thể dùng cùng bữa nhưng không nên ăn quá nhiều.
Khoai lang và sữa đậu nành có kỵ nhau không?
Khoai lang và sữa đậu nành không kỵ nhau, có thể dùng cùng bữa. Tuy nhiên, cả hai đều giàu chất xơ và protein nên ăn nhiều có thể gây đầy hơi. Người có hệ tiêu hóa yếu nên ăn lượng vừa phải. Ăn cách nhau khoảng 30 phút là tốt nhất.
Cà phê và sữa đậu nành có kỵ nhau không?
Cà phê có chứa axit và caffeine, có thể làm kết tủa protein trong sữa đậu nành. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây khó tiêu nếu dùng quá nhiều. Tuy nhiên, một số sản phẩm sữa đậu nành vị cà phê vẫn được sản xuất an toàn. Tốt nhất nên uống cách nhau 1–2 giờ.
Sữa chua và sữa đậu nành có kỵ nhau không?
Sữa chua có axit lactic, có thể làm kết tủa đạm trong sữa đậu nành nếu dùng chung. Dùng cùng lúc có thể gây khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ ở người nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu bạn có hệ tiêu hóa tốt thì có thể dùng cách nhau khoảng 1 giờ. Trẻ em và người già nên dùng riêng biệt.
Uống sữa đậu nành với sữa đặc có tốt không?
Sữa đậu nành pha với sữa đặc là thức uống phổ biến, không kỵ nhau. Tuy nhiên, sữa đặc chứa nhiều đường, có thể làm tăng lượng calo và đường huyết. Người ăn kiêng hoặc tiểu đường nên hạn chế. Pha loãng với nước và dùng lượng vừa phải sẽ an toàn hơn.
Uống tinh bột nghệ với sữa đậu nành được không?
Tinh bột nghệ và sữa đậu nành có thể dùng chung và không gây ra phản ứng nguy hại cho sức khỏe. Nghệ có thể hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm và tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, nên dùng tinh bột nghệ nguyên chất và kiểm soát liều lượng khi sử dụng để tránh làm kích ứng đến gan. Có thể pha q muỗng nhỏ tinh bột nghệ vào ly sữa đậu nành ấm.
Uống canxi với sữa đậu nành được không?
Không nên uống sữa đậu nành ngay sau sau khi uống canxi. Vì canxi có thể bị cản trở hấp thụ vào cơ thể do phytate có trong sữa đậu nành. Điều này làm giảm hiệu quả của thực phẩm bổ sung canxi. Nên uống cách nhau ít nhất 1 – 2 giờ đồng hồ.
Sữa đậu nành pha với sữa ông thọ được không?
Có thể pha sữa đậu nành với sữa ông thọ (sữa đặc), đây là một cách pha phổ biến. Tuy nhiên, nên kiểm soát lượng sữa đặc vì chứa nhiều đường và calo. Người đang ăn kiêng, tiểu đường nên hạn chế sự kết hợp này. Hãy pha với lượng vừa đủ để không gây hại cho sức khỏe.
Hạt chia uống với sữa đậu nành được không?
Hạt chia có thể uống cùng với sữa đậu nành, là một sự kết hợp giàu dinh dưỡng. Cung cấp chất xơ, omega – 3 và protein thực vật tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên ngâm hạt chia cùng với nước ấm trước khi cho vào sữa đậu nành. Sử dụng sữa đậu nành hạt chia vào buổi sáng để đem lại những lợi ích cho hệ tiêu hóa.
Matcha uống với sữa đậu nành được không?
Matcha và sữa đậu nành kết hợp tốt, thường có trong các loại trà sữa thực vật. Sự kết hợp này mang lại hương vị thơm ngon và nhiều chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nên chọn matcha nguyên chất, không pha đường quá nhiều. Dùng lạnh hay nóng đều được.
Sữa đậu nành uống với sương sáo được không?
Sữa đậu nành uống với sương sáo không gây ra phản ứng gây hại mà còn giúp hạ nhiệt cho cơ thể trong những ngày nắng nóng. Sương sáo có tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt, kết hợp với sữa đậu nành rất phù hợp. Tuy nhiên, cần đảm bảo sương sáo được làm sạch và không sử dụng quá nhiều đường khi chế biến. Món này dùng mát sẽ ngon và giúp dễ tiêu hóa.
XEM THÊM: Sương sáo kỵ với gì và những ai không nên ăn?
Uống sữa đậu nành với thuốc được không?
Không nên uống thuốc với sữa đậu nành vì một một số thành phần trong sữa có thể làm giảm hấp thu thuốc. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, bổ sung sắt, canxi hoặc hormone. Nên dùng thuốc với nước lọc, cách thời gian uống sữa đậu nành ít nhất 1 – 2 giờ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc đặc trị.
Sữa đậu nành uống với đường phèn được không?
Sữa đậu nành có thể uống với đường phèn, giúp tạo vị ngọt thanh và dễ uống hơn. Đường phèn còn được cho là có tính mát, ít gây nóng như đường trắng. Tuy nhiên, vẫn nên dùng lượng vừa phải để tránh tăng đường huyết. Phù hợp với người thích vị ngọt nhẹ.
Sữa đậu nành uống với đá được không?
Sữa đậu nành có thể uống với đá, tạo cảm giác mát lạnh và sảng khoái. Tuy nhiên, uống quá lạnh có thể gây lạnh bụng, đầy hơi hoặc đau bụng ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Trẻ em và người lớn tuổi nên uống ấm hoặc để nguội. Hãy đảm bảo chất lượng của sữa đậu nành và đá sạch để tránh nhiễm khuẩn.
Yến mạch ăn với sữa đậu nành được không?
Yến mạch kết hợp với sữa đậu nành là một bữa sáng lành mạnh, giàu dinh dưỡng và đạm thực vật. Giúp no lâu, tốt cho người ăn chay, giảm cân hoặc cần năng lượng ổn định. Có thể nấu cháo yến mạch với sữa đậu nành hoặc ngâm lạnh đều được. Sự kết hợp giữa yến mạch và sữa đậu nành giúp dễ tiêu và tốt cho tim mạch.
Ăn cua xong uống sữa đậu nành được không?
Không nên ăn cua rồi uống sữa đậu nành ngay sau đó. Cả hai thực phẩm này đều giàu đạm nên dẫn đến khó tiêu, đau bụng hoặc tiêu chảy. Người có hệ tiêu hóa yếu nên tránh sử dụng cua và sữa đậu nành cùng thời điểm, tốt nhất nên ăn cua cách thời gian uống sữa ít nhất 2 giờ.
Ăn cơm xong uống sữa đậu nành có tốt không?
Sau bữa cơm, có thể uống sữa đậu nành như một món tráng miệng giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bữa ăn đã có quá nhiều đạm, uống thêm sữa có thể gây đầy bụng. Người ăn kiêng nên kiểm soát lượng sử dụng. Hãy uống sữa đậu nành sau bữa ăn khoảng 30 phút là phù hợp.
Ăn xoài uống sữa đậu nành có sao không?
Xoài chứa nhiều axit hữu cơ và vitamin C, có thể làm kết tủa protein trong đậu nành. Ăn xoài rồi uống sữa đậu nành ngay có thể gây đầy bụng hoặc tiêu chảy nhẹ ở người có sức khỏe nhạy cảm. Nên sử dụng cách nhau ít nhất 1 – 2 giờ. Người có hệ tiêu hóa tốt vẫn có thể thử sự kết hợp này nhưng không nên dùng thường xuyên.
Tổng hợp những đối tượng kỵ với sữa đậu nành
Tổng hợp 8 đối tượng cần kiêng sữa đậu nành, bởi sử dụng nhiều có thể phát sinh những tác hại không tốt cho sức khoẻ
Người bị viêm dạ dày, đường ruột không tốt cần kiêng sữa đậu nành
Sữa đậu nành có tính hàn nên không phù hợp với những người có đường ruột kém. Sử dụng sữa đậu nành có thể gặp phải tình trạng đầy bụng, ợ hơi, đau bụng. Do thành phần của sữa đậu nành có chứa chất gây kích thích dạ dày tiết ra axit nên không tốt cho dạ dày, đặc biệt là những người đang gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa. Đồng thời, sữa đậu nành có khả năng sản sinh ra khí ở hệ tiêu hóa gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi nên người bị tiêu chảy không nên sử dụng.
Người bị bệnh gout cần kiêng sữa đậu nành
Sữa đậu nành chứa purine, khi được tích tụ lâu ngày sẽ gây nên một số triệu chứng khiến người bị bệnh gout trầm trọng hơn. Vì vậy, những người có triệu chứng của bệnh gout không nên sử dụng sữa đậu nành và chế phẩm từ đậu nành.
Người đang uống thuốc kháng sinh không nên sử dụng cùng thời điểm với sữa đậu nành
Thuốc kháng sinh có chứa thành phần là erythromycin không nên sử dụng cùng thời điểm với sữa đậu nành. Bởi vì, khi erythromycin kết hợp với sữa đậu nành sẽ tạo ra phản ứng hóa học làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không được uống sữa đậu nành cùng với thuốc kháng sinh.
Người bị ung thư vú cần kiêng sữa đậu nành
Những người mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tử cung không nên sử dụng sữa đậu nành. Do đậu nành chứa phytoestrogen có tác dụng kích thích hormone estrogen, làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh chóng hơn.
Người bị sỏi thận cần kiêng sữa đậu nành
Hàm lượng oxalat trong sữa đậu nành thường dễ kết hợp với canxi trong máu và tạo ra sỏi thận. Chính vì vậy, những người bị sỏi thận nên tránh sử dụng sữa đậu nành.
Người thiếu kẽm cần kiêng sữa đậu nành
Sữa đậu nành chứa thành phần saponin và lectin là chất ức chế, không tốt cho cơ thể. Cách tốt nhất để hạn chế tác dụng của những chất này là đun sôi sữa đậu nành và bổ sung thêm vi lượng kẽm nếu sử dụng trong một thời gian dài.
Người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục sau khi phẫu thuật cần kiêng sữa đậu nành
Người bệnh vừa phẫu thuật hoặc người có sức khỏe yếu, chức năng gan, thận, đường ruột,… yếu kém không nên uống sữa đậu nành. Vì sữa đậu nành vốn có tính hàn nên dễ gây đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác khi sức khỏe yếu.
Phụ nữ có thai cần kiêng sữa đậu nành
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bố chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ sữa đậu nành và dùng trong trường hợp cần thiết. Nếu sử dụng sữa đậu nành với một lượng lớn trong thời gian này có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về việc sữa đậu nành kỵ những đối tượng nào?
Tổng hợp 54+ câu hỏi liên quan đến vấn đề sữa đậu nành kỵ với những đối tượng nào, những ai không nên uống sữa đậu nảnh
Nặn mụn xong uống sữa đậu nành được không?
Sau khi nặn mụn, bạn vẫn có thể uống sữa đậu nành. Sữa đậu nành chứa isoflavone có thể hỗ trợ làn da, chống viêm nhẹ. Tuy nhiên, một số người có cơ địa dễ nổi mụn nên hạn chế nếu thấy da xấu đi. Uống lượng vừa phải và theo dõi phản ứng da.
Sinh xong uống sữa đậu nành được không?
Phụ nữ sau sinh có thể uống sữa đậu nành, vì nó giàu dinh dưỡng và đạm thực vật. Tuy nhiên, nên uống sau ít nhất 1 tuần và không thay thế hoàn toàn sữa động vật. Nếu bé bú mẹ, cần theo dõi xem trẻ có bị đầy hơi không. Uống ấm, lượng vừa đủ là tốt nhất.
Phun, xăm môi xong uống sữa đậu nành được không?
Sau phun, xăm môi nên kiêng sữa đậu nành vài ngày đầu. Vì sữa đậu nành có thể ảnh hưởng sắc tố lên màu môi, khiến màu không lên đều. Sau khi môi bong tróc hoàn toàn, có thể dùng lại bình thường. Trong thời gian phục hồi, nên uống nước lọc và ăn nhẹ.
Phẫu thuật xong có được uống sữa đậu nành không?
Sau phẫu thuật, sữa đậu nành có thể dùng nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Một số loại phẫu thuật yêu cầu hạn chế thực phẩm dễ gây đầy hơi hoặc ảnh hưởng đến hormone. Nếu được phép, nên uống sau vài ngày hồi phục. Ưu tiên sữa ấm, ít đường để dễ tiêu hóa.
Nâng mũi xong có được uống sữa đậu nành không?
Sau nâng mũi, bạn nên kiêng sữa đậu nành khoảng 1 tuần đầu sau khi vừa nâng mũi. Một số chuyên gia cho rằng sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo. Sau khi vết mổ ổn định, có thể uống lại bình thường. Nên theo dõi vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ.
Chuyển phôi xong uống sữa đậu nành được không?
Sau chuyển phôi, sữa đậu nành nên được dùng cẩn trọng. Vì đậu nành chứa isoflavone – một dạng estrogen thực vật – có thể ảnh hưởng đến nội tiết. Một số chuyên gia khuyên hạn chế trong giai đoạn đầu sau chuyển phôi. Tốt nhất là hỏi bác sĩ sản khoa trước khi dùng.
Quan hệ xong uống sữa đậu nành được không?
Quan hệ xong vẫn có thể uống sữa đậu nành mà không gây hại gì cho sức khỏe. Sữa cung cấp năng lượng và chất đạm, hỗ trợ phục hồi cơ thể. Tuy nhiên, không nên uống quá lạnh để tránh gây lạnh bụng. Dùng sữa ấm sẽ tốt hơn sau khi vận động mất sức.
Nhổ răng xong uống sữa đậu nành được không?
Sau khi nhổ răng, có thể uống sữa đậu nành nhưng nên đợi ít nhất từ 1 – 2 tiếng sau khi máu ngưng chảy. Tránh dùng ống hút hoặc uống khi sữa còn nóng vì có thể làm bung cục máu đông. Sữa đậu nành dễ tiêu và cung cấp năng lượng dồi dào. Sử dụng sữa đậu nành khi lợi hết tê và vết thương ổn định.
Bị té xe uống sữa đậu nành được không?
Nếu chỉ bị xây xát nhẹ, uống sữa đậu nành không có vấn đề gì. Nó giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình hồi phục của cơ thể. Tuy nhiên, nếu có thương đến nội tạng hoặc cần phẫu thuật, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nên uống sữa ấm và sử dụng một lượng vừa phải.
Uống sữa đậu nành có bị yếu sinh lý không?
Không có bằng chứng khoa học rõ ràng chứng minh uống sữa đậu nành gây yếu sinh lý. Sữa đậu nành chứa isoflavone – estrogen thực vật – nhưng hàm lượng thấp và không ảnh hưởng đáng kể đến nội tiết nam. Dùng vừa phải (1 ly/ngày) là an toàn. Người bình thường không cần kiêng.
Con trai uống sữa đậu nành có vô sinh không?
Sữa đậu nành không gây vô sinh ở nam giới nếu dùng đúng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy isoflavone không đủ mạnh để gây rối loạn nội tiết nam. Tuy nhiên, dùng quá mức mỗi ngày (hơn 3 ly) trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nhẹ đến hormone. Dùng hợp lý vẫn rất có lợi cho sức khỏe.
Nữ giới uống sữa đậu nành có vô sinh không?
Sữa đậu nành không gây vô sinh ở nữ giới. Thậm chí, isoflavone còn giúp điều hòa nội tiết và giảm triệu chứng tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nếu đang điều trị hiếm muộn bằng nội tiết, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng. Phụ nữ khỏe mạnh có thể uống 1–2 ly/ngày.
Ăn chay uống sữa đậu nành Fami được không?
Người ăn chay hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành Fami. đây là nguồn đạm thực vật tốt và phù hợp với chế độ của những người ăn chay. Tuy nhiên, nên lựa chọn loại ít đường hoặc không đường để tốt cho sức khỏe. Fami cũng thường bổ sung canxi, rất có lợi cho người ăn chay thiếu đạm động vật.
Bị ung thư có nên uống sữa đậu nành?
Người bị ung thư vẫn có thể uống sữa đậu nành với một liều lượng hợp lý. Nhiều nghiên cứu cho thấy isoflavone trong đậu nành không làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư, thậm chí có thể hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, với những người ung thư vú có yếu tố nội tiết nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Uống vừa phải và chọn loại không đường là tốt nhất.
Bị cường giáp có uống sữa đậu nành được không?
Người bị cường giáp nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị tuyến giáp. Nếu muốn uống, nên uống cách xa thời gian sử dụng thuốc ít nhất 4 giờ. Uống ít và theo dõi các triệu chứng của cơ thể. Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
Cho con bú uống sữa đậu nành được không?
Phụ nữ đang cho con bú có thể uống sữa đậu nành nếu không dị ứng với bất kì thành phần nào trong sữa. Sữa đậu nành giúp bổ sung đạm và năng lượng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có hiện tượng bị đầy hơi hoặc tiêu chảy sau khi uống, nên ngưng và theo dõi thêm. Ưu tiên chọn sữa đậu nành ít đường giúp dễ tiêu hóa.
Có thai bé trai có nên uống sữa đậu nành?
Mẹ bầu mang thai bé trai vẫn có thể uống sữa đậu nành mà không ảnh hưởng đến giới tính hay nội tiết của thai nhi. Lượng isoflavone trong sữa đậu nành rất thấp, không đủ để làm thay đổi hormone của bào thai. Nên uống điều độ, không quá 2 ly/ngày.
Dạ dày uống sữa đậu nành được không?
Người bị đau dạ dày có thể uống sữa đậu nành ấm và pha loãng để dễ tiêu hóa. Tránh uống khi đói vì có thể gây tăng axit và khó chịu. Nếu cơ thể hấp thu tốt, có thể dùng 1 ly/ngày. Không uống quá lạnh hoặc quá đặc.
Dư ối uống sữa đậu nành được không?
Phụ nữ dư ối nên hạn chế các thức uống lợi tiểu hoặc chứa nhiều estrogen thực vật như sữa đậu nành. Tuy không có bằng chứng rõ ràng về việc sữa đậu nành làm tăng ối nhưng cần uống điều độ. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản khoa. Uống 1 – 2 lần/tuần nếu không có chống chỉ định.
Trào ngược dạ dày có nên uống sữa đậu nành?
Người bị trào ngược dạ dày có thể uống sữa đậu nành, nhưng nên chọn loại ít béo và uống khi bụng không quá đói hoặc quá no. Sữa đậu nành ít axit nên thường sẽ an toàn hơn sữa bò. Uống ấm và sử dụng một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng cơ thể. Tránh uống trước thời gian đi ngủ, đặc biệt là buổi tối.
Đến tháng có nên uống sữa đậu nành không?
Khi đến kỳ kinh nguyệt, uống sữa đậu nành có thể giúp giảm triệu chứng tiền kinh như mệt mỏi, đau bụng. Hàm lượng isoflavone trong đậu nành giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, nếu bạn dễ bị đầy hơi nên uống với một lượng vừa phải. Tốt nhất là nên uống sữa đậu nành ấm và chia nhỏ lượng mỗi lần sử dụng trong những ngày đèn đỏ.
Viêm, đau họng uống sữa đậu nành được không?
Khi bị đau họng, nên hạn chế sữa đậu nành, vì chất protein thực vật có thể khiến đờm đặc hơn. Nếu cơ địa không bị dị ứng hoặc đàm nhiều, có thể uống nhưng nên đun nóng và uống ít. Nếu có dấu hiệu ho có đờm, thì nên tạm ngưng. Ưu tiên uống nước ấm, dễ nuốt.
Đa nang buồng trứng uống sữa đậu nành được không?
Người bị buồng trứng đa nang nên hạn chế uống sữa đậu nành quá thường xuyên. Vì đậu nành chứa chất isoflavone có thể ảnh hưởng đến nội tiết gây mất cân bằng hormone. Uống khoảng 2 – 3 ly/tuần là an toàn nếu không có chống chỉ định từ bác sĩ. Nên dùng loại không đường hoặc tự nấu tại nhà là tốt nhất.
Trẻ em uống sữa đậu nành được không?
Trẻ em trên 1 tuổi có thể uống sữa đậu nành, nhưng không nên thay thế hoàn toàn sữa bò. Sữa đậu nành thiếu một số chất như vitamin B12, canxi, nên cần bổ sung từ nguồn khác. Chọn loại dành riêng cho trẻ, không thêm đường hóa học. Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Giảm cân uống sữa đậu nành được không?
Sữa đậu nành rất phù hợp cho người giảm cân vì chứa ít calo, giàu đạm và tạo cảm giác no lâu. Chọn loại không đường, uống trước bữa ăn để giúp giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều sữa đậu nành thay nước. Kết hợp với chế độ ăn khoa học sẽ hiệu quả hơn.
Gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?
Người bị gan nhiễm mỡ có thể uống sữa đậu nành, vì nó chứa chất béo không bão hòa, có lợi cho gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy đậu nành giúp giảm mỡ trong gan. Tuy nhiên, nên chọn loại ít đường và uống lượng vừa phải. Kết hợp với chế độ ăn ít chất béo và tập luyện.
Gout uống sữa đậu nành được không?
Người bị gout vẫn có thể uống sữa đậu nành, vì purin trong đậu nành không cao như các loại thịt đỏ. Tuy nhiên, nên uống điều độ vì một số người có thể nhạy cảm với protein trong thực vật. Tốt nhất là uống 2 – 3 lần/tuần và theo dõi phản ứng của cơ thể. Tránh sử dụng sữa đậu nành đóng hộp chứa nhiều đường.
Gãy xương uống sữa đậu nành được không?
Người bị gãy xương nên uống sữa đậu nành vì nó cung cấp canxi và protein hỗ trợ quá trình làm liền xương. Isoflavone trong đậu nành cũng giúp tăng mật độ xương. Tuy nhiên, nên kết hợp thêm sữa bò, rau xanh và vận động nhẹ nhàng.
Ho uống sữa đậu nành được không?
Khi đang bị ho nên hạn chế uống sữa đậu nành, đặc biệt đang gặp tình trạng ho có đờm. Đạm thực vật có thể khiến đờm đặc hơn và gây khó chịu. Nếu muốn uống, nên chọn loại ấm, loãng và theo dõi các phản ứng của cơ thể. Tránh uống lạnh và không nên pha thêm đường khi sử dụng.
Huyết áp thấp có nên uống sữa đậu nành?
Người huyết áp thấp có thể uống sữa đậu nành vì nó không gây tụt huyết áp. Tuy nhiên, nên bổ sung thêm thực phẩm giàu muối khoáng để cân bằng huyết áp. Nên uống vào buổi sáng, không uống lúc đói, hãy chọn loại có ít đường để phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe.
Huyết áp cao có nên uống sữa đậu nành?
Sữa đậu nành rất tốt cho người huyết áp cao vì chứa chất béo không bão hòa và isoflavone giúp giãn mạch. Nghiên cứu cho thấy sữa đậu nành có thể giúp giảm huyết áp nhẹ. Uống đều đặn mỗi ngày 1 – 2 ly là an toàn. Nên sử dụng loại sữa không đường và ít béo để tốt cho sức khỏe.
Vết thương hở uống sữa đậu nành được không?
Vết thương hở vẫn có thể uống sữa đậu nành vì đạm thực vật giúp tái tạo mô. Tuy nhiên, cần đảm bảo cơ thể không dị ứng để tránh viêm nhiễm. Nếu vết thương đang mưng mủ, nên tạm ngưng và theo dõi thêm. Uống lượng vừa phải, không quá đặc.
Keto uống sữa đậu nành được không?
Người theo chế độ Keto có thể uống sữa đậu nành không đường, vì nó có chứa ít carb và giàu protein. Tuy nhiên, nên kiểm tra lượng carb tổng thể mỗi ngày không vượt quá giới hạn. Sữa đậu nành nguyên chất không thêm hương vị là một sự lựa chọn tốt. Tránh uống các loại sữa có chứa nhiều đường hoặc sữa hộp đóng chai.
Khi đói có nên uống sữa đậu nành?
Không nên uống sữa đậu nành khi đói vì dễ gây đau bụng, đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa. Đạm trong đậu nành cần men tiêu hóa phù hợp, nên uống sau ăn 30 phút là tốt nhất. Nếu muốn uống khi bụng rỗng, nên pha loãng và đun ấm. Kết hợp với bánh mì hoặc tinh bột để dễ hấp thu các dưỡng chất.
Khử thâm môi uống sữa đậu nành được không?
Sữa đậu nành không có tác động trực tiếp vào kết quả của quá trình việc khử thâm môi. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sữa đậu nành thường xuyên giúp cải thiện nội tiết và làn da, gián tiếp làm môi lên sáng màu hơn. Có thể kết hợp bôi sữa đậu nành bên ngoài môi như một mẹo tự nhiên. Nên kết hợp chăm sóc môi và uống đủ nước.
Mới mổ uống sữa đậu nành được không?
Sau mổ, nếu không bị dị ứng có thể uống sữa đậu nành khi hệ tiêu hóa đã ổn định (thường sau 1 – 2 ngày). Sữa đậu nành giúp bổ sung protein thực vật cần thiết cho quá trình phục hồi. Nên uống ấm và loãng, tránh uống lạnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu vừa mổ hệ tiêu hóa.
Đau răng uống sữa đậu nành được không?
Người bị đau răng có thể uống sữa đậu nành vì nó mềm, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng. Nên chọn loại không đường để tránh gây sâu răng nặng hơn. Uống ấm sẽ giảm cảm giác ê buốt. Tránh uống lạnh hoặc có đá.
Say rượu uống sữa đậu nành được không?
Không nên uống sữa đậu nành khi đang say rượu hoặc vừa uống rượu. Rượu và sữa đậu nành kết hợp dễ gây rối loạn tiêu hóa và đầy bụng. Nên uống nước lọc, nước gừng hoặc nước chanh trước. Sau khi tỉnh rượu 2–3 tiếng có thể uống sữa đậu nành nhẹ để bổ sung đạm.
Rối loạn tiêu hoá uống sữa đậu nành được không?
Rối nếu đang bị tiêu chảy hoặc đầy hơi – các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thì nên tránh sử dụng sữa đậu nành vì dễ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Khi hệ tiêu hóa ổn định lại, có thể thử uống với một lượng nhỏ. Một số người sẽ có cơ địa nhạy cảm với đạm từ đậu nành nên cần thử với một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể.
Rong kinh uống sữa đậu nành được không?
Người bị rong kinh nên hạn chế uống sữa đậu nành vì isoflavone có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, nếu rong kinh do thiếu nội tiết tố, một số người có thể hợp sử dụng sữa đậu nành. Nên hỏi ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn sử dụng phù hợp.
Mổ ruột thừa uống sữa đậu nành được không?
Sau mổ ruột thừa, khi đã bắt đầu ăn lỏng, có thể uống sữa đậu nành loãng và ấm. Tuy nhiên, nếu cơ địa nhạy cảm với đạm thực vật, nên thử từng ít một. Uống khi hệ tiêu hóa hoạt động tốt trở lại, tránh lúc bụng đầy hơi. Nên dùng loại tự nấu tại nhà hoặc ít chất phụ gia.
Sốt uống sữa đậu nành được không?
Khi sốt, nếu không bị buồn nôn hay tiêu chảy, có thể uống sữa đậu nành ấm để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, nếu sốt do nhiễm trùng đường tiêu hóa, nên tránh. Nếu uống mà thấy đầy bụng, nên dừng lại. Ưu tiên nước lọc, cháo loãng trong giai đoạn đầu.
Suy thận, thận yếu uống sữa đậu nành được không?
Người suy thận nên hạn chế uống sữa đậu nành vì đạm thực vật có thể làm tăng gánh nặng cho thận. Ngoài ra, sữa đậu nành chứa kali và phốt pho là hai chất cần kiểm soát ở những người bị bệnh thận. Nếu uống cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng. Chỉ nên sử dụng với một lượng nhỏ và theo dõi chức năng của thận.
Tiểu đường uống sữa đậu nành Fami được không?
Người bị tiểu đường có thể uống sữa đậu nành Fami loại không đường hoặc loại chuyên biệt cho người đái tháo đường. Sữa đậu nành giúp ổn định đường huyết nhờ đạm thực vật và isoflavone. Tuy nhiên, cần tránh loại có đường hoặc hương liệu ngọt. Uống sữa đậu nành vào bữa phụ hoặc ăn kèm những thực phẩm chứa ít carb để không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Bị u xơ tử cung uống sữa đậu nành được không?
Người bị u xơ tử cung nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, vì isoflavone có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ estrogen. Mặc dù chưa có bằng chứng tuyệt đối nhưng với người có khối u phụ thuộc vào estrogen thì nên cẩn trọng. Nếu muốn sử dụng, hãy hạn chế liều lượng và theo dõi kích thước của khối u. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
U tuyến giáp có được uống sữa đậu nành không?
Người có u tuyến giáp cần thận trọng khi uống sữa đậu nành, đặc biệt nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị hormone tuyến giáp. Hàm lượng isoflavone trong đậu nành có thể gây cản trở sự hấp thu levothyroxine nếu sử dụng quá gần thời điểm uống uống thuốc. Nên uống cách xa thời gian ít nhất khoảng 4 tiếng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ nội tiết để điều chỉnh cách sử dụng hợp lý.
U nang buồng trứng có nên uống sữa đậu nành?
Tùy loại u nang mà quyết định có nên uống sữa đậu nành hay không. Nếu là u nang lành tính không phụ thuộc hormone estrogen, vẫn có thể uống với liều vừa phải. Trường hợp nghi ngờ rối loạn nội tiết, nên hạn chế. Cần theo dõi định kỳ và tham khảo bác sĩ sản phụ khoa.
Ung thư phổi có uống được sữa đậu nành không?
Một số nghiên cứu cho thấy isoflavone trong đậu nành có tác dụng chống oxy hóa, có thể hỗ trợ người ung thư. Tuy nhiên, nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa ung bướu trước khi dùng, vì còn tuỳ vào giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị. Nếu được cho phép, nên uống loại nguyên chất, không đường. Tránh sản phẩm chế biến sẵn nhiều phụ gia.
Viêm đại tràng uống sữa đậu nành được không?
Người bị viêm đại tràng có thể cảm thấy khó tiêu, chướng bụng, đi ngoài hoặc đau bụng khi tiêu thụ sữa đậu nành. Tuy vậy, những người không gặp các phản ứng tiêu cực vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ sữa đậu nành. Nên thử từng ít một, chọn loại sữa ấm, pha loãng. Tránh dùng lúc bụng yếu hoặc đang tái phát bệnh.
Viêm gan B uống sữa đậu nành được không?
Người viêm gan B có thể uống sữa đậu nành nếu chức năng gan chưa suy giảm nhiều. Sữa đậu nành cung cấp đạm thực vật dễ tiêu, không làm tăng gánh nặng gan như đạm động vật. Nên dùng lượng vừa phải, không thêm đường, tránh loại công nghiệp. Nếu có men gan cao, cần theo dõi sát sao.
Xỏ khuyên có được uống sữa đậu nành không?
Sau khi xỏ khuyên, nếu không dị ứng thì có thể uống sữa đậu nành bình thường. Tuy nhiên, một số người có thể bị nổi mụn nhẹ do phản ứng nội tiết từ đậu nành. Nếu thấy sưng viêm bất thường, nên tạm ngưng và theo dõi sát sao.
Xăm mình uống sữa đậu nành được không?
Sau khi xăm, vẫn có thể uống sữa đậu nành nếu không bị dị ứng hoặc bị viêm da. Đạm thực vật trong sữa đậu nành sẽ hỗ trợ phục hồi da và tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu cơ địa dễ nổi mụn, có thể hạn chế sử dụng sữa đậu nành trong vài ngày đầu.
Xơ gan uống sữa đậu nành được không?
Người bị xơ gan có thể sử dụng sữa đậu nành với một liều lượng được kiểm soát, nhờ đạm thực vật dễ hấp thu hơn đạm động vật. Tuy nhiên, nếu gan bị suy giảm chức năng nặng hoặc có cổ trướng nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tránh uống loại có chứa đường, nên dùng với một lượng ít và theo dõi các phản ứng của cơ thể.
Bụng yếu uống sữa đậu nành được không?
Người bụng yếu nên thận trọng khi sử dụng sữa đậu nành, vì dễ gây đầy bụng hoặc tiêu chảy. Có thể thử uống từng chút, loại đun kỹ và được pha loãng. Tránh uống lúc đói hoặc kết hợp với những thực phẩm khó tiêu. Nếu cơ địa không hợp, nên thay thế bằng sữa gạo hoặc yến mạch.
NHỮNG LƯU Ý UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH ĐÚNG CÁCH
Tổng hợp 9 lưu ý giúp bạn an toàn khi sử dụng sữa đậu nành, đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất
Không uống quá nhiều sữa đậu nành mỗi ngày
Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 250–500ml sữa đậu nành, tương đương 1–2 ly. Uống quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là với người có hệ tiêu hóa yếu. Ngoài ra, sữa đậu nành chứa isoflavone – một dạng estrogen thực vật, nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng nội tiết ở cả nam và nữ.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Uống sữa đậu nành lúc đói dễ khiến protein trong sữa bị cơ thể chuyển hóa thành năng lượng thay vì hấp thu dinh dưỡng. Hơn nữa, uống khi bụng rỗng có thể gây đầy hơi và khó chịu. Tốt nhất nên dùng sau bữa ăn nhẹ hoặc ăn kèm bánh mì, bánh ngọt, cháo để tăng khả năng hấp thụ.
Không đun sôi lại sữa đậu nành nhiều lần
Sữa đậu nành nên được đun sôi một lần đúng cách, tránh đun đi đun lại nhiều lần vì dễ làm biến đổi thành phần, mất dinh dưỡng và tạo cặn gây hại. Nếu sữa để quá lâu ở nhiệt độ phòng, bạn cũng không nên hâm lại để uống. Tốt nhất là uống ngay sau khi nấu hoặc bảo quản lạnh dưới 4°C trong vòng 24 giờ.
Không uống sữa đậu nành cùng lúc với các loại thuốc
Một số thành phần trong sữa đậu nành có thể tương tác với thuốc như thuốc kháng sinh, hormone tuyến giáp hoặc thuốc bổ sung sắt, canxi… Làm giảm hiệu quả hấp thu hoặc gây phản ứng phụ. Nên uống sữa cách thuốc ít nhất 1–2 giờ để đảm bảo an toàn.
không uống sữa đậu nành cùng các thực phẩm kiêng kỵ nhau
Tránh uống sữa đậu nành với trứng, tôm, cua, cam quýt hoặc các thực phẩm giàu acid tannic vì dễ gây kết tủa protein, ảnh hưởng tiêu hóa. Một số món như trứng vịt lộn hay sầu riêng cũng được khuyến cáo không nên ăn kèm với sữa đậu nành để tránh khó tiêu hoặc phản ứng tiêu cực.
Nên nấu chín kỹ sữa đậu nành trước khi uống
Sữa đậu nành tươi cần được đun sôi kỹ từ 10–15 phút để phá hủy các chất ức chế men tiêu hóa và độc tố như saponin, lectin. Nếu uống sữa chưa đun chín kỹ, bạn có thể bị ngộ độc nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng… Đối với sữa hộp thì có thể dùng trực tiếp vì đã được tiệt trùng sẵn.
Người bị bệnh lý cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống sữa đậu nành
Một số người có bệnh mãn tính như suy thận, xơ gan, u xơ tử cung, rối loạn nội tiết… cần hạn chế hoặc điều chỉnh lượng sữa đậu nành. Bởi vì isoflavone trong sữa có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố hoặc làm tăng gánh nặng cho gan, thận. Nếu đang điều trị bằng thuốc, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Chọn các loại sữa đậu nành ít đường và nguyên chất
Nên ưu tiên các loại sữa đậu nành không đường, ít đường hoặc tự nấu tại nhà để đảm bảo thành phần tự nhiên, không chứa chất bảo quản. Các loại sữa công nghiệp có thể chứa nhiều đường, hương liệu hoặc phụ gia không tốt cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên. Đặc biệt, người tiểu đường, béo phì càng cần chọn loại phù hợp.
Có thể kết hợp sữa đậu nành với ngũ cốc, yến mạch, hạt chia
Nếu muốn tăng giá trị dinh dưỡng, bạn có thể pha sữa đậu nành với ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, hạt chia hoặc một chút matcha. Những món kết hợp này không chỉ ngon miệng mà còn bổ sung chất xơ, giúp no lâu, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn nên uống với lượng vừa phải để tránh đầy bụng.
KẾT LUẬN
Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc kết hợp với các thực phẩm không phù hợp có thể gây ra bất lợi cho sức khỏe. Vậy sữa đậu nành kỵ gì: kỵ với thực phẩm nào, trái cây nào, món gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa đậu nành không nên kết hợp cùng thời điểm với trứng, tôm, cua, cam, quýt, sầu riêng và các món chứa nhiều axit hoặc giàu canxi. Ngoài ra, tránh uống cùng với các loại thuốc hoặc lúc đói bụng để bảo vệ hệ tiêu hóa.
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa