Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
1182 lượt xem

Sầu riêng có ăn được với tôm không?

Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây, mang một hương vị độc đáo và riêng biệt. Tôm là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Vậy sầu riêng có ăn được với tôm không? Liệu sự kết hợp giữa sầu riêng có mùi hương nồng nàn và tôm có vị ngọt đặc trưng sẽ mang lại những lợi ích dinh dưỡng hay gây ra tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về thắc mắc này nhé!

Sầu riêng có ăn được với tôm không

Giá trị dinh dưỡng của tôm

Tôm có hương vị đậm đà riêng biệt và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100 gram thịt tôm có chứa các thành phần dinh dưỡng như: 

–   99 calo

–   0.3g chất béo

–   0.2g carbs

–   188mg cholesterol

–   112mg natri

–   24g protein

Ngoài một số dưỡng chất thiết yếu như trên, tôm có chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất như iot, vitamin B12, phốt pho, đồng, kẽm, magie, canxi, sắt, mangan,… (1) Trong đó, giá trị dinh dưỡng của tôm gồm các chất chính như sau:

–   Protein: Đây là một chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo duy trì hoạt động của cơ thể, đồng thời xây dựng hệ thống cơ bắp hiệu quả. Vì vậy, tôm là một thực phẩm thường được đưa vào trong chế độ ăn để bổ sung protein cho cơ thể với lượng calo thấp. 

–   Cholesterol:  Trong thịt tôm có chứa đến 188mg cholesterol, chỉ số này khá cao và chủ yếu tập trung ở phần đầu tôm, hay cụ thể là gạch tôm. Cholesterol từ tôm không xấu nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch máu,… 

–   Canxi: Hàm lượng canxi có trong thịt tôm cũng được đánh giá cao. Với 100 gram tôm sẽ cung cấp khoảng 200mg canxi, đáp ứng từ 20 – 30% nhu cầu canxi của mỗi người. Bổ sung tôm vào chế độ ăn cũng giúp phòng ngừa loãng xương gây giòn xương. 

Lợi ích khi ăn tôm

Dựa trên các giá trị dinh dưỡng của tôm, ta thấy khi ăn với một lượng vừa đủ và đúng cách sẽ cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn tôm hàng tuần để bổ sung các vi chất có lợi cho cơ thể. Những lợi ích của tôm cung cấp,  bao gồm: 

–   Hỗ trợ quá trình giảm cân: Giá trị dinh dưỡng của tôm có chứa ít carbs nhưng lại nhiều protein và khoáng chất cùng vitamin nên đây được coi là một thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, để tôm phát huy được hết tác dụng, bạn cần chế biến theo cách đơn giản, hạn chế sử dụng dầu mỡ và gia vị,…

–   Chống oxy hóa: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thịt tôm có chứa các chất chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung tôm vào chế độ ăn là một cách giảm nếp nhăn cũng như các dấu hiệu lão hóa cho cơ thể. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, điển hình như suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer ở người cao tuổi,…

–   Ngăn ngừa một số bệnh lý: Các thành phần dinh dưỡng trong tôm mang lại có thể hỗ trợ cơ thể bổ sung các vi chất có khả năng ngăn ngừa được một số bệnh liên quan đến iot (bệnh tuyến giáp, suy giáp, bướu cổ,..), bệnh liên quan đến thiếu selen (ung thư, tim mạch,…),…

Liệu sầu riêng có ăn được với tôm không?

Về hương vị, sầu riêng có vị béo, ngọt và có một mùi hương đặc trưng; trong khi đó, tôm có vị ngọt nhẹ, mùi tanh. Chính vì sự đối lập này khiến cho nhiều người thắc mắc sầu riêng có ăn được với tôm không

Bên cạnh đó, xét về mặt dinh dưỡng, sầu riêng là loại trái cây có tính nóng, nhiều đường và chất béo; còn tôm giàu protein và canxi, có tính hàn. Theo như một số quan niệm dân gian, việc kết hợp thực phẩm có tính nóng với thực phẩm giàu đạm có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, thậm chí là đau bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sầu riêng ăn với tôm sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dù vậy, với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc có tiền sử dị ứng với hải sản thì cần cân nhắc trước khi sử dụng. 

Tóm lại, sự kết hợp giữa sầu riêng và tôm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người có hệ tiêu hóa kém. Một vài đối tượng có thể gặp phải tình trạng, đầy bụng, buồn nôn, ngứa, nổi mẩn do bị dị ứng với tôm. 

>>> NÊN XEM THÊM: Sầu riêng ăn với mật ong được không?

Ăn tôm nhiều có tốt không?

Như đã tìm hiểu ở trên, giá trị dinh dưỡng của tôm khá cao nên nếu ăn nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ cho sức khỏe. Điển hình như: 

–   Hàm lượng cholesterol cao: Thực chất tôm là thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao, thậm chí còn cao hơn một số loại thịt. Tiêu thụ nhiều cholesterol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch. Để phòng chống những bệnh lý này, bạn nên kiểm soát lượng tôm tiêu thụ và bỏ phần đầu tôm khi ăn. 

–   Dị ứng với tôm: Một số người có cơ địa nhạy cảm sẽ bị dị ứng với hải sản hoặc tôm. Nếu bạn gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ, sưng tấy, phù nề, đau bụng, tiêu chảy thì nên gặp bác sĩ để nhận được tư vấn và cách khắc phục kịp thời. 

–   Chất lượng tôm kém: Hiện nay, nhiều đơn vị vì nhiều lý do mà sử dụng nguồn nước, thức ăn kém chất lượng, có chứa chất kích thích gây tăng trưởng khiến cho chất lượng của tôm khi cho ra thị trường bị giảm sút. Việc sử dụng nhiều tôm không đảm bảo chất lượng trong một thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn nơi mua tôm uy tín, biết rõ nguồn gốc. Lựa chọn tôm tươi, thịt tôm còn trong và không có mùi hôi. 

Lưu ý khi chế biến và sử dụng tôm 

Mặc dù giá trị dinh dưỡng trong tôm cao và tốt cho sức khỏe nhưng để phòng tránh những tác động tiêu cực khi ăn tôm, bạn nên chú ý một số điều dưới đây:

–   Tôm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng một người trưởng thành không nên ăn quá 100 gram tôm mỗi ngày. 

–   Nên chế biến tôm theo một cách đơn giản như luộc, hấp để giữ được nhiều dưỡng chất nhất. Đồng thời, không nên ăn tôm sống hoặc chưa được chế biến kỹ để tránh nguy cơ nhiễm phải ký sinh trùng. 

–   Phụ nữ vừa sinh xong hoặc người vừa làm phẫu thuật thì không nên ăn tôm hay hải sản để tránh nguy cơ sẹo lồi ở vùng vết thương. 

–   Trẻ em nên tránh ăn vỏ tôm để không bị hóc, nghẹn hoặc bị phần vỏ này đâm vào vòm họng gây đau nhức, chảy máu. 

–   Người đang bị ho thì không nên ăn tôm bởi tôm có chất gây kích thích dạ dày và vòm họng khiến cho triệu chứng ho nghiệm trọng hơn. 

–   Những người bị dị ứng với hải sản, đặc biệt là tôm thì cần tránh tiêu thụ hoặc ăn với một lượng nhỏ. 

–   Người đang bị đau mắt đỏ cũng không nên ăn tôm để tránh cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 

Mong rằng, qua bài viết này đã giúp bạn nắm được sầu riêng có ăn được với tôm không và cách sử dụng tôm đúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi sử dụng tôm nên hạn chế ăn phần đầu và gạch tôm vì đây là bộ phận chứa nhiều cholesterol gây hại cho sức khỏe tim mạch. 

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa