Sau phẫu thuật có được ăn rau dền không? Rau dền là một trong những loại rau phổ biến mà nhiều mẹ nội trợ lựa chọn chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết có những trường hợp không nên sử dụng rau dền tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây.
GIỚI THIỆU VỀ RAU DỀN
Rau dền được đánh giá là loại rau vừa có thể mang đến tác dụng chữa bệnh, có thể trở thành nguyên liệu của nhiều món ăn bổ dưỡng. Khi ăn rau dền thường xuyên sẽ giúp bạn cung cấp các vitamin cần thiết cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các nhóm bệnh lý thông thường. (1)
Rau dền có chứa nhiều vitamin A, C, E, B1, B2, B6, B12….cùng với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, hàm lượng chất sắt, canxi, magie,… hiện nay có 3 loại rau dền là:
– Rau dền đỏ: đặc trưng với thân và lá có màu đỏ đẹp mắt, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi bạn nấu chín rau dền sẽ có nước màu đỏ. Loại rau này phổ biến được gieo trồng cho năng suất cao và hầu như các khu vực chợ lớn nhỏ hầu như đều có bày bán loại rau này.
– Rau dền xanh: là loại rau dền được gieo trồng nhiều, tương tự như rau dền đỏ, dền xanh có củ và phần thân được dùng làm bài thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền.
– Rau dền gai: Là loại rau dền dễ mọc hoang ở những vùng đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt vì khả năng chịu hạn rất tốt.
Ăn rau dền mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể giúp cải thiện hiệu quả chất lượng của hệ xương khớp, giúp hệ xương thêm khỏe mạnh. Nếu như bạn thường xuyên ăn rau dền còn có thể hỗ trợ giảm viêm, ngăn chặn các nguồn gốc tự do gây hại. Cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt đồng thời tăng cường sản xuất tốt hơn các huyết sắc tố và các tế bào hồng cầu. Hiệu quả bổ sung lượng sắt dự trữ giúp giảm các triệu chứng thiếu máu, thúc đẩy sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, vì rau dền có lượng chất xơ rất cao nên có thể giúp điều hòa hệ tiêu hóa khỏe mạnh tốt nhất. Những axit amin thiết yếu trong rau dền còn có khả năng chống lại các tế bào lạ là nguyên nhân dẫn tới ung thư ở các mức độ khác nhau.
VẬY, SAU PHẪU THUẬT CÓ ĐƯỢC ĂN RAU DỀN KHÔNG?
Sau phẫu thuật có được ăn rau dền không? Theo chuyên gia, sau phẫu thuật bạn không nên ăn rau dền. Bởi, việc kiêng ăn rau dền là một phần quan trọng giúp quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi. Dưới đây là lý do giải thích tại sao bạn cần kiêng ăn rau dền sau khi phẫu thuật, đó là:
– Theo đánh giá, trong rau dền có những nhóm dưỡng chất nếu ăn sẽ gây sản sinh ra collagen một cách quá mức, khi ở mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn tới tình trạng sẹo lồi mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, rau dền còn có chứa chất axit oxalic- một trong những dưỡng chất điển hình có thể gây nên những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ canxi. Chính điều này có thể khiến cho khả năng phục hồi vết thương sau phẫu thuật kéo dài.
– Histamine trong rau dền: Theo bảng nghiên cứu các thành phần trong rau dền có chứa một hợp chất gọi là histamine. Hợp chất này có chức năng cân bằng các phản ứng của cơ thể với các vấn đề dị ứng thông thường. Nhưng nếu như bạn ăn quá nhiều rau dền trong 1 khoảng thời gian liên tục có thể khiến cho lượng histamine gia tăng một cách nhanh chóng gây nên các vấn đề sưng, đỏ, và viêm nhiễm xảy ra, làm trở ngại cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
– Tác động tới sưng và viêm: Sau phẫu thuật dù là phẫu thuật nhỏ hay lớn thì cơ thể vẫn đang chịu nhiều tổn thương cần thời gian lành. Lúc này việc ăn nhiều rau dền có thể làm tăng sự sưng và kích thích tình trạng vết thương lâu lành, làm trì hoãn quá trình hồi phục và gây khó chịu.
Vậy sau bao lâu phẫu thuật thì có thể ăn được rau dền? Theo chuyên gia, điều này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào vết thương sau phẫu thuật ở mức độ nặng hay nhẹ, có thể chia thành các trường hợp như sau:
– Những ngày đầu tiên sau phẫu thuật: Trong những ngày đầu sau phẫu thuật bạn nên kiêng tuyệt đối ăn rau dền cho dù là vết thương lớn hay nhỏ. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn chế độ ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu cho hệ tiêu hóa hoạt động.
– Sau 7- 10 ngày: Nếu sau phẫu thuật 7-10 ngày vết thương đã lành và hồi phục hoàn toàn, bạn có thể ăn những món ăn từ rau dền được. Nhưng nếu với vết thương sau phẫu thuật quá lớn thì bạn cần tiếp tục kiêng ăn rau dền.
– Khoảng thời gian sau 20-30 ngày: Lúc này bạn hoàn toàn có thể ăn rau dền được sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cần ăn với một lượng nhỏ hơn và theo dõi những diễn biến, phản ứng của cơ thể. Nếu như sau ăn có biểu hiện sưng đỏ, nóng đau hoặc các hiện tượng bất thường khác hãy ngừng ăn rau dền và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
XEM THÊM: Gout có ăn được rau dền không?
SAU PHẪU THUẬT NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?
Sau khi phẫu thuật bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm, món ăn giàu dưỡng chất như sau:
– Nhóm thực phẩm giàu protein: Sau phẫu thuật bạn cần phải chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm giàu protein, nó có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch tối ưu. Những thực phẩm nên bổ sung bao gồm: cá, đậu nành, thịt heo….
– Ngũ cốc nguyên hạt: chúng có chứa lượng chất xơ cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ quan trọng cho quá trình làm lành vết thương sau phẫu thuật. Một số loại ngũ cốc điển hình đó là: bánh mì, gạo lứt…
– cây: Những loại trái cây giàu chất xơ và vitamin C có thể tác động giúp tái tạo cơ và phục hồi vết thương nhanh chóng. Do đó, nếu bạn ăn nhiều trái cây như họ cam, quýt, kiwi, ổi….sẽ tốt hơn cho quá trình phục hồi.
– Rau xanh: giàu vitamin và khoáng chất, đây cũng là nguồn dưỡng chất thiết yếu cần thiết ngăn ngừa các vấn đề táo bón và rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra sau khi phẫu thuật.
– Thực phẩm giàu chất sắt: Sau phẫu thuật cơ thể bạn thường có những tổn thương, mất máu cần thời gian hồi phục. Vì thế, những thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp quá trình tái tạo máu diễn ra thuận lợi hơn.
– Nhóm thực phẩm giàu canxi: có thể hỗ trợ giúp xương thêm chắc khỏe và hỗ trợ quá trình đông máu, điều hòa chức năng hệ thần kinh và nhịp tim ổn định.
Bên cạnh nhóm thực phẩm cần bổ sung nêu trên, sau phẫu thuật bạn cần kiêng:
– Nhóm thực phẩm nhiều đường: Sau khi phẫu thuật, những thực phẩm nhiều đường như tinh bột, khoai tây, bánh mì…có thể làm tăng lượng đường trong máu cần phải hạn chế, tránh tình trạng khó tiêu.
– Thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng: Đó là hải sản, đồ nếp ….có thể tác động khiến cho vết thương lâu lành, thậm chí mưng mủ….
– Đồ ăn tái sống: Không nên ăn sau khi phẫu thuật. Vì hệ tiêu hóa sau khi tác động phẫu thuật suy yếu cần hồi phục. Lúc này nếu ăn thức ăn tái sống sẽ dễ dẫn tới đau bụng, đầy hơi, thậm chí tiêu chảy.
– Đồ ăn cay nóng: mì cay, tiêu, ớt….có thể kích ứng vị trí phẫu thuật khiến cho vết thương lâu lành, nguy cơ viêm nhiễm hoặc mưng mủ có thể xảy ra, vì thế nên tránh
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được sau phẫu thuật có được ăn rau dền không. Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết hữu ích dành cho bạn. Nếu còn thắc mắc bạn có thể comment bên dưới Chúc bạn sức khỏe.
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa