Rau khoai lang là bộ phận thân non và lá của cây khoai lang, thường được dùng để nấu các món canh, món xào, món gỏi,…Khi chế biến rau lang cùng với những loại thực phẩm khác, có nhiều người thắc mắc không biết rau khoai lang kỵ gì và những ai không nên ăn loại rau này? Hãy cùng phụ nữ và gia đình tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho những vấn đề này!
Thành phần dinh dưỡng của rau khoai lang
Rau khoai lang là phần lá và thân non của cây khoai lang – một loại cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có lá hình tim, hoa màu trắng, tím nhạt mọc ở đầu cành. Phần rễ củ của cây khoai lang ăn được, có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi, có màu đỏ, tím hoặc nâu.
Rau khoai lang là loại nguyên liệu dân giã, có vị thơm ngon và được dùng để chế biến nhiều món ăn như: Canh rau lang nấu tôm tươi, gỏi gà rau lang, rau lang xào tỏi, rau lang xào thịt bò, canh chua rau lang, canh rau lang nấu ngao,…
Không chỉ thơm ngon, rau lang là một nguồn cung cấp chất xơ, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu như: Vitamin A, B, C, K, magie, kali, mangan, sắt, canxi,….
Đặc biệt, loại rau này còn có chứa các chất chống oxy hóa như: Lutein, beta – carotene và các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe khác.
Rau khoai lang kỵ gì?
Nếu bạn đang lo lắng rau khoai lang kỵ với thực phẩm nào thì câu trả lời cho bạn rau khoai lang rất an toàn, có thể kết hợp với tất cả thực phẩm mà không phát sinh ảnh hưởng gì cả. Còn với thắc mắc rau khoai lang kỵ với gì thì có 3 lưu ý đại kỵ có thể gặp trong quá trình chế biến và khi ăn nếu không tuân thủ sẽ có ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn. Hãy xem liệt kê dưới đây:
- Rau khoai lang kỵ ăn khi quá đói
Trong rau lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi bụng đói thì sẽ có thể làm giảm mức đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Rau khoai lang kỵ khi dùng còn sống
Để giúp nhuận tràng, ngăn ngừa tình trạng táo bón, các bạn nên ăn rau khoai lang luộc hoặc xào chín. Không nên rau lang còn sống hay nấu tái vì sẽ có thể gây táo bón nặng. Ngoài ra, vị của rau lang khi đun còn sống sẽ hơi hăng và chát, khá là khó ăn.
- Rau khoai lang kỵ khi dùng nhiều và thường xuyên
Khi mua bạn nên mua mớ nhỏ ăn hết, không nên sử dụng rau khoai lang quá nhiều và liên tục. Bởi vì loại rau này có chứa hàm lượng canxi khá cao, nếu tiêu thụ thường xuyên thì sẽ có thể gây ra tình trạng dư thừa canxi và dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy, các bạn chỉ nên ăn rau lang với lượng vừa phải, xen kẽ với nhiều loại rau khác để bổ sung cân đối các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.
- Rau khoai lang kỵ khi dùng thuốc làm loãng máu
Khi sử dụng thuốc làm loãng máu cần kiêng với rau khoai lang, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Trong loại rau này có hàm lượng lớn vitamin K có tác dụng làm tăng đông máu đi ngược với tác dụng của thuốc (1)
Những ai không nên ăn rau khoai lang?
Rau lang tuy có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có một số đối tượng dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn loại rau này:
- Người đang bị sỏi thận nên hạn chế ăn rau lang.
Trogn thành phần dinh dưỡng của rau khoai lang có chứa hàm lượng axit oxalic cao, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong đường tiết niệu.
- Người có đường huyết thấp.
Rau lang có khả năng làm giảm mức đường huyết vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin. Do đó, loại rau này rất tốt cho những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, đối với những người hay bị hạ đường huyết thì nó lại là mối nguy hiểm, có thể khiến mức đường huyết xuống thấp quá mức, gây tổn hại cho sức khỏe.
- Những người đang bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa kém
Nếu bạn được đặt biệt danh là “bụng dạ kém” thì không nên ăn nhiều rau lang vì loại rau này gây co thắt dạ dày hay tiêu chảy, đặc biệt nếu bạn đang bị tiêu chảy sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Những lưu ý khi ăn rau lang để đảm bảo sức khỏe
Để tối ưu hóa những lợi ích sức khỏe của rau lang, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chế biến và sử dụng loại rau này:
+ Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì các bạn nên lấy nước thứ hai. Vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng, hơi khó uống.
+ Nên chọn mua rau lang còn tươi, xanh đều màu, kích thước vừa phải, không bị dập, sâu, úa,…Ưu tiên lựa chọn phần rau lang có nhiều đọt, cọng giòn, da căng và lá tương đối nhỏ. Như vậy món ăn sẽ giòn và ngon hơn.
+ Sau khi mua rau về, các bạn loại bỏ những cọng rau già kèm với các lá vàng. Thay vào đó, chỉ nhặt lấy phần cọng và lá non. Sau khi nhặt rau xong, các bạn nên ngâm rau lang trong chậu nước pha chút muối khoảng 10 phút để loại bỏ giun sán bám trên bề mặt lá, đồng thời giảm bớt phần nhựa trong thân rau.
+ Nên kết hợp rau lang cùng với những loại thực phẩm khác như: Tỏi, thịt bò, thịt heo, ngao,…để cơ thể hấp thu đa dạng các chất dinh dưỡng.
+ Nến nấu rau lang cho đến khi chín mềm để giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, cũng như tiêu diệt các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại bám trên rau.
+ Nên chế biến rau lang bằng cách phương thức luộc, nấu canh, trộn gỏi. Hạn chế việc xào rau lang vì sẽ làm tăng lượng chất béo hấp thụ vào trong cơ thể.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn rau khoai lang kỵ gì và những ai không nên ăn loại rau này. Mọi người chú ý không ăn rau khoai lang khi còn sống, không ăn khi quá đói, không ăn nhiều và thường xuyên, .. Cùng đó những người bị sỏi thận, bụng dạ kém, đường huyết thấp cũng cần tránh loại rau này
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa