Rau dền nấu chung với rau ngót được không? Rau dền và rau ngót đều thuộc những loại rau phổ biến được ưa chuộng chế biến trong nhiều món ăn ngon mát lành khác nhau. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết hai loại rau này có kỵ với nhau hay không? Những lưu ý khi nấu rau dền và rau ngót là gì? Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Phụ Nữ Và Gia Đình giải đáp cụ thể trong nội dung dưới đây.
Tìm hiểu về rau dền
Là một trong những loại rau khá phổ biến, nó có vị ngọt, tính mát với đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong rau dền có chứa rất nhiều dinh dưỡng khác, đặc biệt là hàm lượng chất sắt khá cao trở thành một nhóm thực phẩm tốt và phổ biến đối với mỗi gia đình Việt.
Đối với rau dền hiện nay có nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến có 3 loại. Thứ nhất đó là rau dền đỏ, loại này có màu đỏ tía đặc trưng, nấu nhanh nhừ, mọng nước và khi nấu chín có màu đỏ đẹp mắt. Đối với loại rau dền này có chứa một số chất gồm protid, vitamin khoáng chất và glucid…Loại thứ hai đó là rau dền cơm hay còn gọi là dền xanh có màu xanh mướt, phần thân lá dùng để chế biến món ăn và phần rễ có thể dùng làm vị thuốc với một số bài thuốc y học cổ truyền. Loại rau dền thứ 3 là dền gai, loại rau dền này thường mọc hoang, kể cả thời tiết khắc nghiệt, rau dền này có khả năng chịu hạn tốt, phần thân, lá rau thường nhỏ và cuống có gai. (1)
Tìm hiểu về rau ngót
Rau ngót thuộc loại rau khá phổ biến hiện nay, là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Theo y học cổ truyền, lá rau ngót có công dụng chữa bệnh rất tốt. Hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu….Ăn rau ngót thường xuyên và đúng cách mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có những lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng kiểm soát đường huyết bởi trong rau ngót có hàm lượng insulin cao. Nếu như bạn sử dụng nguyên liệu này trong khẩu phần ăn sẽ có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết và phòng ngừa tiểu đường. Bên cạnh đó, rau ngót còn được biết đến với hiệu quả ổn định huyết áp, tăng cường miễn dịch, tác dụng giảm viêm đồng thời mang lại hiệu quả giảm cân rất cao. (2)
Rau dền nấu chung với rau ngót được không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều thắc mắc không biết rau dền nấu chung với rau ngót được không. Đối với vấn đề này, chuyên gia cho biết hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh rau dền và rau ngót kỵ nhau hoặc gây phản ứng phụ. Do đó, bạn có thể nấu chung hai loại rau này với nhau được. Tuy nhiên, hiện nay những món ăn nấu chung với rau dền và rau ngót không nhiều, điển hình có rau ngót và rau dền luộc, cụ thể như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 mớ rau dền, 1 mớ rau ngót
Cách tiến hành: Bạn cần nhặt sạch rau dền, bỏ lá rau sâu và héo, úa hỏng và rửa nhiều lần với nước. Với rau ngót bạn cần nhặt sạch và rửa sạch để riêng. Tiếp theo cho nồi lên bếp, thêm vào khoảng 1.5 lít nước và đun sôi. Sau đó bạn cho rau ngót vào luộc khoảng 2 phút, cho thêm rau dền cùng luộc thêm 2 phút và tắt bếp thưởng thức.
Chú ý: Khi luộc rau dền và rau ngót bạn nên ăn ngay. Tuyệt đối không để rau dền và rau ngót qua đêm. Vì nó có thể dẫn tới những biến đổi chất gây hại sức khỏe cần phải tránh.
Dưới đây là những món ăn kỵ với rau dền và rau ngót mà bạn cần tránh kết hợp, đó là:
+ Đối với rau dền
Kỵ với thịt ba ba: Theo y học cổ truyền, thịt ba ba và rau dền kỵ với nhau. Vì hai nhóm thực phẩm này có thể gây ra nhiều phản ứng không tốt cho sức khỏe, thậm chí nguy cơ ngộ độc. Nếu lỡ ăn thịt ba ba với rau dền thì bạn có thể uống nước rau muống sống để loại bỏ bớt độc tố gây hại.
Kỵ với tiết canh: Nếu như bạn ăn tiết canh cùng với rau dền nó sẽ là một trong những lý do dẫn tới các biểu hiện bất thường như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi….những dấu hiệu này ở mức độ nặng nhẹ có thể khác nhau nhưng bạn cần phải đặc biệt lưu ý.
Kỵ với quả lê: Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, rau dền và quả lê kỵ với nhau. Vì những chất trong hai loại này có thể gây nên những phản ứng dẫn tới những bất lợi về sức khỏe như khó chịu, đau bụng, nôn mửa….
Kỵ những người bị sỏi thận, gout: Không nên ăn rau dền, vì theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng rau dền chứa axit axalic. Điều này dẫn tới cản trở sự hấp thụ quá trình hấp thu kẽm và canxi….Chính điều này là nguyên nhân gây nên những hạt sỏi oxalat nghiêm trọng cần phải tránh.
+ Đối với rau ngót
Theo chuyên gia dinh dưỡng, đối với rau ngót lành tính và có thể kết hợp với bất kỳ thực phẩm, món ăn nào không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nếu như thuộc nhóm những đối tượng dưới đây thì không nên ăn rau ngót, cụ thể:
Kỵ với phụ nữ mang thai: Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu không nên ăn rau ngót, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu tiên. Bởi trong rau ngót có chứa một chất có tên papaverin- có thể dẫn tới tình trạng kích thích co bóp tử cung dẫn tới đau bụng, chảy máu âm đạo, nguy cơ sảy thai.
Kỵ với người có tiền sử sỏi thận, bệnh gout: Những nhóm người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận, các vấn đề về thận hoặc bị bệnh gout không nên ăn rau ngót. Nguyên nhân được giải thích bởi trong rau ngót có chứa nhiều chất có tên là purin. Hàm lượng chất này có thể gây nên phản ứng hóa học, chuyển hóa sẽ tạo thành axit uric. Chính điều này là nguyên nhân tạo thành sỏi thận hoặc khiến cho tình trạng mắc bệnh gout thêm nghiêm trọng hơn.
Người bị lạnh bụng: Lý do vì rau ngót có tính hàn, nếu như bản thân đang lạnh bụng hay gặp bất ổn những vấn đề thuộc hệ tiêu hóa thì không nên ăn rau ngót, tránh tình trạng tiêu chảy.
Những người bị mất ngủ hoặc khó ngủ: không nên ăn rau ngót. Vì nó có thể dẫn tới những kích thích, những phản ứng phụ gây nên khó thở hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, những phản ứng phụ này thường xảy ra khi bạn ăn rau ngót sống hoặc uống nước rau ngót sống. Trong trường hợp ăn rau ngót đã nấu chín thì phản ứng phụ hiếm khi xảy ra.
Nếu như bạn có dấu hiệu bị loãng xương hoặc thiếu canxi: Trong những trường hợp này bạn tuyệt đối không nên ăn rau ngót. Nguyên nhân vì trong loại rau này có chứa thành phần glucocorticoid – một chất vô cùng quan trọng có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho của cơ thể rất nhanh chóng. Do vậy, đối với những người loãng xương, thiếu canxi thì không nên ăn rau ngót để tránh tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn.
Những trường hợp dùng thuốc chống đông máu: Thì tuyệt đối trong chế độ ăn không nên bổ sung rau ngót. Bởi trong rau ngót có chứa thành phần mà nếu như bạn ăn nhiều có thể khiến cho quá trình điều trị bệnh giảm, tác dụng của thuốc giảm nhanh chóng, nguy cơ hình thành những cục máu đông gây nguy hiểm.
Như vậy đối với thắc mắc rau dền nấu chung với rau ngót được không thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể kết hợp. Nhưng bạn cần nhớ món ăn đã có rau dền và rau ngót thì không nên ăn chung với thịt ba ba, tiết canh, quả lê, … Cùng đó những người bị sỏi thận, bệnh gout, phụ nữ mang thai, người bị loãng xương hoặc thiếu canxi, … không nên ăn
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa