Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
69 lượt xem

Rau dền kỵ khoai tây không?

Rau dền và khoai tây là hai nhóm thực rau củ được dùng chế biến với rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều bạn băn khoăn không biết sự kết hợp này có mang đến những bất lợi cho sức khỏe hay không? Rau dền kỵ khoai tây không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin câu trả lời có trong nội dung bài viết dưới đây.

Rau dền kỵ khoai tây không

Giới thiệu về rau dền và khoai tây

Rau dền: Là một trong những loại rau được trồng nhiều, giá thành rẻ, bạn có thể mua rau ở bất kỳ khu chợ lớn nhỏ, siêu thị. Rau dền có nhiều loại khác nhau, một số loại phổ biến ăn được đó là rau dền cơm, rau dền gai và rau dền đỏ. Trong rau dền có chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin B9, B2, B6 B3, vitamin A2, vitamin C, sắt, magie, photpho, natri…. [1]

Ăn rau dền mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường chất xơ cần thiết tốt cho đường ruột, giảm thiểu cholesterol xấu trong máu, hiệu quả bổ sung một lượng lớn chất sắt giúp quá trình tái tạo tế bào hồng cầu diễn ra thuận lợi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng nếu như bạn ăn rau dền đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đôi mắt đồng thời mang lại hiệu quả tốt cho não bộ và hệ xương hoạt động thêm khỏe mạnh.

Khoai tây: Là cây lương thực phổ biến có chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất vô cùng quan trọng điển hình như vitamin A, B, K, C, mangan, kẽm, photpho, sắt, canxi….mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điển hình với hiệu quả giảm đau, kháng viêm, tăng cường đề kháng cơ thể. [2]

Vì sở hữu lượng carbohydrate lớn nên khoai tây khi nấu chín sẽ được tiêu hóa rất nhanh, hiệu quả nhuận tràng và ngăn ngừa các dấu hiệu táo bón và các vấn đề xảy ra ở hệ thống đường ruột. Bên cạnh đó, khoai tây còn là nhóm thực phẩm tốt lành tốt cho hệ thần kinh và não bộ ổn định, tốt cho hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin B6 có trong khoai tây còn có thể hấp thu chuyển hóa giúp hỗ trợ hệ thần kinh, giảm lo âu và căng thẳng, bảo vệ hệ tim mạch thêm khỏe mạnh hơn….

Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều ý kiến trái chiều, băn khoăn không biết khoai tây và rau dền có kỵ nhau hay không, khi ăn cùng có để lại hậu quả gì đến sức khỏe?

Rau dền kỵ khoai tây không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, rau dền không kỵ với khoai tây. Do đó bạn có thể chế biến và ăn hai món ăn này cùng lúc. Dưới đây là một số món có sự kết hợp hai nguyên liệu khoai tây và rau dền mà bạn có thể tham khảo, đó là:

  • Món thịt heo nấu khoai tây rau dền đỏ

Món ăn này phù hợp với cả người lớn và trẻ em, dễ tiêu hóa, đủ dưỡng chất có thể bổ sung vào bữa ăn chính.

Nguyên liệu chuẩn bị: 200g thịt heo, ½ củ khoai tây, gạo nấu cháo, /3 bó rau dền đỏ

Cách thực hiện: 

–   Đối với thịt heo bạn cần phải rửa sạch với nước muối loãng, chần sơ qua với nước sôi sau đó băm nhuyễn. 

–   Băm nhỏ hành tím, cho vào chảo phi thơm hành, thêm dầu ăn và cho thịt heo băm vào xào chín

–   Rau dền rửa sạch và xay nhuyễn để riêng

–   Khoai tây hấp chín và nghiền nhuyễn

–   Gạo vo sạch và cho vào nồi nấu cháo nấu chín.

–   Thực hiện cho các nguyên liệu gồm có thịt băm, khoai tây nhuyễn, rau dền vào đảo chung nấu sôi đều và nêm nếm các loại gia vị vừa ăn thì tắt bếp thưởng thức.

Ngoài món ăn trên, bạn có thể tham khảo củ dền kết hợp với khoai tây tạo thành món canh hấp dẫn và bổ dưỡng.

Nguyên liệu chuẩn bị: 500 gram thịt ba chỉ, 200g sườn non, ½  củ dền, 1/2 củ khoai tây, 1/2 củ cà rốt, và hành lá, các loại gia vị đi kèm như hạt nêm, nước mắm

–   Rửa sạch thịt ba chỉ với nước muối loãng và trụng qua nước sôi để thịt không bị hôi, sau đó thái mỏng miếng thịt vừa ăn. 

–   Ướp thịt ba chỉ với các loại gia vị mắm, muối và chút đường, thời gian ướp khoảng 20 phút, sau đó kho chín thịt nhỏ lửa 

–   Sườn non trụng qua nước sôi, thêm khoảng 1 lít nước và hầm xương chín. Thêm vào đó củ dền và khoai tây nấu chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn. 

Vậy, rau dền và khoai tây kỵ với gì?

Dưới đây là những món ăn, thực phẩm kỵ với rau dền và khoai tây mà bạn cần phải chú ý hơn đó là:

  • Đối với rau dền

–   Kỵ với quả lê: Tất cả các loại rau dền đỏ, rau dền cơm hay rau dền xanh đều kỵ với quả lê. Vì rau dền và lê có những chất có thể gây phản ứng nguy cơ dẫn tới khó chịu, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.

–   Thịt ba ba: Theo y học cổ truyền bạn tuyệt đối không nên dùng rau dền với thịt ba ba. Vì nó có thể tạo nên độc tố nguy cơ dẫn tới ngộ độc.

–   Kỵ với tiết canh: chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu như ăn rau dền cùng lúc ăn tiết canh có thể dẫn tới các biểu hiện đau bụng, tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn.

–   Người bị tiêu chảy: Mặc dù có lượng chất xơ cao tốt cho người mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu như bản thân bạn đang gặp tình trạng lạnh bụng hay tiêu chảy thì không nên ăn rau dền. Vì bản chất của rau dền có tính hàn, nếu ăn có thể khiến cho tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe nên tránh kết hợp. 

–   Người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, sỏi thận: Tuy không nhiều nhưng rau dền có chứa hàm lượng chất có tên acid oxalic. Chất này có thể gây ức chế cơ thể hấp thụ canxi, kẽm và một số chất khoáng khác. Chính điều này dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng là khoáng chất khó phân hủy,  tích tụ lại tạo thành sỏi oxalat khiến cho bệnh càng trở  nên phức tạp khó điều trị hơn. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị bệnh viêm khớp, sỏi thận, gout,… không nên ăn loại rau này.

  • Đối với khoai tây

–   Kỵ cà chua: trong khoai tây có lượng tinh bột cao, trong khi đó cà chua có lượng lớn pectin và phenolic có thể gây ra các phản ứng rối loạn tiêu hóa. Do đó, bạn không nên tiêu thụ hai nhóm thực phẩm này cùng lúc tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi hoặc ngộ độc.

–   Kỵ với chuối: hai nhóm thực phẩm này kỵ nhau vì có chứa lượng đường khá cao nếu như dung nạp quá nhiều cùng lúc có thể dẫn tới thừa cân, béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gia tăng.

–   Kỵ với lựu: Nếu như bạn ăn lựu chung với khoai tây có thể dẫn tới tình trạng kích thích dịch vị dạ dày dẫn tới ợ chua, ợ nóng và các bệnh lý viêm loét dạ dày nghiêm trọng.

–   Quả hồng: Không nên ăn cùng khoai tây. Vì khoai tây nhiều tinh bột, trong khi đó quả hồng có hàm lượng lớn axit tannic dễ dẫn tới tình trạng kết tủa gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đường tiêu hóa.

–   Những người bị tiểu đường không nên ăn khoai tây: Vì lượng tinh bột trong khoai tây rất cao nên nó không phải là nhóm thực phẩm lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân có thể làm gia tăng đường huyết trong máu cũng như gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. 

–   Những người bị cao huyết áp: Không nên ăn các món ăn từ khoai tây, vì trong khoai tây có chứa những chất có thể khiến cho huyết áp có thể tăng lên đột ngột vô cùng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc rau dền kỵ khoai tây không. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp rõ hơn. Chúc bạn sức khỏe.

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa