Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
53 lượt xem

Nấm sò kỵ với gì?

Nấm sò là một nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn chay. Không chỉ có hương vị thơm, ngon, đậm đà, nấm sò còn là một vị thuốc quý trong Đông y, giúp hỗ trợ điều trị nhiều diện bệnh. Tuy nhiên, khi chế biến nấm sò, các bạn cần lưu ý tránh kết hợp cùng với những loại thực phẩm không phù hợp vì sẽ có thể gây hại cho cơ thể. Vậy nấm sò kỵ với gì? Cần lưu ý những gì khi chế biến và sử dụng loại nấm này? Bài viết dưới đây Phụ Nữ Và Gia Đình sẽ giải đáp ngay những băn khoăn này!

TÌM HIỂU VỀ LOẠI NẤM SÒ

TÌM HIỂU VỀ LOẠI NẤM SÒ

Nấm sò hay còn được biết đến với các tến gọi khác như: Nấm bào ngư, nấm xòe,…là một loại nấm tươi rất được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và giá thành phải chăng.

Loại nấm này có hình dạng giống như một chiếc phễu lệch. Phần mũ nấm xòe ra, lồi lên, có hình vỏ sò hoặc hình quạt với đường kính từ 2 – 4 cm. Mũ nấm thường có màu trắng nhạt hoặc nâu sẫm. Thịt nấm khá dày, cuống nấm sò mọc xiên dài từ 2 – 6 cm.

Nấm sò có hương vị thơm ngon, giòn ngọt, có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon khác nhau như: Nấm sò xào sả ớt, nấm sò kho chay, nấm sò xào thịt bò, nấm sò chiên giòn, súp tôm nấm sò, canh nấm sò, cơm chiên nấm sò, gỏi hoa chuối nấm sò, lẩu nấm sỏ,….

KHÁM PHÁ NHỮNG GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CÓ TRONG NẤM SÒ

Nấm sò rất giàu protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hàm lượng protein có trong nấm sò cao gấp 4 lần so với các loại rau thông thường. Ngoài ra, trong loại nấm này còn có chứa nhiều vitamin B, C, D, photpho, selen, kẽm , sắt,….và các loại axit amin. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, duy trì hệ xương khớp chắc khỏe và cải thiện sức khỏe của não bộ.

Bên cạnh đó, loại nấm này còn có chứa các fleutorin và axit béo không no…, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống lại tác động của các gốc tự do và ngăn ngừa các bệnh ung thư.

NẤM SÒ KỴ VỚI GÌ

NẤM SÒ KỴ VỚI GÌ?

Dưới đây là 2 thực phẩm cần lưu ý không nên kết hợp cùng nấm sò, tham khảo và ghi nhớ để chuẩn bị những món ăn an toàn đúng cách:

  • Nấm sò kỵ với các thực phẩm đồ uống tính hàn

Theo Đông y, thì nấm sò có vị ngọt, tính mát. Do đó, các bạn không nên sử dụng nấm sò chung với các loại thực phẩm, đồ uống có tính hàn như: Thịt vịt, tôm, cua, ốc, củ cải, lươn, trứng vịt, bí đao, khổ qua, thịt rùa, thịt ếch, ngao, hến, cá vược, nước đá lạnh, nước trà lạnh,…Vì sự kết hợp này có thể làm giảm nhiệt trong dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

  • Nấm sò hay tất cả các loại nấm nói chung đều kỵ với rượu

Không nên ăn nấm trong khi đang uống rượu vì việc này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu. Ăn nấm cùng rượu dẫn đến sự tích tụ Aldehyde trong máu tăng cao gây triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu thậm chí đe dọa đến tính mạng.

NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA NẤM SÒ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Với nguồn dưỡng chất dồi dào và phong phú, việc ăn nấm sò có thể đem đến những tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể

Trong nấm sò có chứa nhiều selen. Khoáng chất này có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T và B. Từ đó, giúp duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. (1)

  • Cải thiện chức năng não bộ

Nấm sò rất giàu niacin (vitamin B3) – một dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của não bộ. Nó có vai trò tối ưu hóa hệ thần kinh và cải thiện sự kết nối giữa các tế bào não. Ngoài ra, việc bổ sung đủ vitamin B3 vào cơ thể còn được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức do tuổi tác.

  • Giảm lượng đường trong máu

Trong nấm sò có chứa nhiều beta – glucans. Đây là một loại chất xơ hòa tan, có tác dụng kiểm soát mức đường huyết, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

  • Bảo vệ tim mạch khỏe mạnh

Trong nấm sò có chứa nhiều hợp chất tốt cho tim mạch, trong đó có chất xơ hòa tan beta – glucans. Ngoài ra, loại nấm này còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm mức chất béo trung tính và điều hòa huyết áp. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. (2)

CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ KHI SỬ DỤNG NẤM SÒ

CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ KHI SỬ DỤNG NẤM SÒ?

Để có thể giữ trọn những chất dinh dưỡng có trong nấm sò, thì các bạn cần sử dụng và bảo quản nấm sò đúng cách.

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn nấm sò mà các bạn cần nắm rõ:

  • Không dùng nhiều dầu mỡ

Nấm sò có đặc tính hút nước và chất lỏng. Do đó, nếu các bạn cho quá nhiều dầu ăn khi chế biến nấm thì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ sẽ có thể khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu và nghiêm trọng hơn là mắc chứng trào ngược dạ dày.

  • Nên chế biến nấm sò ở nhiệt độ cao

Khi nấu nấm ở nhiệt độ thấp, nấm sẽ ra khá nhiều nước, làm món ăn bị mất ngon và trông không đẹp mắt. Do đó, khi chế biến nấm, các bạn nên nấu chúng ở nhiệt độ cao để làm tăng thêm độ ngon của món ăn.
Ngoài ra, để tránh tình trạng nấm bị ra nước, các bạn có thể trần nấm sò qua với nước sôi, rồi để ráo nước trước khi xào.

  • Không nên dùng nồi, chảo nhôm để chế biến nấm

Khi nấu trong các loại nồi hoặc chảo nhôm, các dưỡng chất trong nấm có thể sẽ phản ứng với nhôm, làm nấm sò bị chuyển sang màu thâm đen. Điều này sẽ khiến cho món ăn mất đi tính thẩm mỹ. Do đó, khi nấu nấm sò, các bạn không nên sử dụng những vật dụng nồi, chảo, bát được làm từ nhôm.

  • Nên nấu chín nấm sò hoàn toàn trước khi ăn

Bạn cần nấu nấm sò trong khoảng 5 – 10 phút ở nhiệt độ cao để nấm chín hoàn toàn. Việc ăn nấm sò sống, nấm chưa nấu chín kỹ sẽ có thể khiến cho cơ thể bị nhiễm khuẩn và gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

  • Những người không nên ăn nấm sò

Theo y học cổ truyền, nấm sò có tính hàn, vị ngọt. Do đó, những người có thể trạng hư hàn, đường ruột yếu hay đang bị tiêu chảy thì không nên sử dụng các món ăn từ nấm sò để đảm bảo sức khỏe.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn nấm sò kỵ với gì. Phụ Nữ Và Gia Đình lưu ý bạn cần kiêng kết hợp 10+ thực phẩm đồ uống với nấm sò như: rượu, thịt vịt, tôm, cua, ốc, củ cải, lươn, trứng vịt, bí đao, khổ qua, thịt rùa, thịt ếch, ngao, hến, cá vược, nước đá lạnh, nước trà lạnh,…

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa