Nấm rơm từ lâu đã được biết đến là thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe với giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng có thể bạn chưa biết tới nấm rơm kỵ với thực phẩm nào? kỵ rau gì? Những lưu ý khi ăn nấm rơm để tránh gây hại sức khỏe. Những thông tin này sẽ được Phụ Nữ Và Gia Đình giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết sau đây, mời bạn cùng theo dõi.
Giới thiệu về nấm rơm
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ nấm ăn Pluteaceae. Trước đây trong tự nhiên, nấm rơm mọc nhiều ở những vùng đất có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt, đặc biệt là vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. (1)
Xét về đặc điểm, nấm rơm có kích thước khoảng ngón tay cái ngày nay được trồng nhiều ở các quốc gia trên thế giới với mục đích làm thực phẩm. Nám có thể sử dụng dưới dạng đóng hộp hoặc sấy khô.
Nấm rơm thuộc một trong những loại nấm có thể ăn được với nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe có thể kể đến như sau:
- Tác dụng tăng cường sức đề kháng:
Một số nghiên cứu chứng minh được rằng trong nấm rơm tự nhiên có chứa ergothioneine,đây là chất oxy hóa khá mạnh có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các nguồn gốc tự do gây hại. Hiệu quả nâng cao sức đề kháng, làm lành vết thương, hàm lượng vitamin A, B, C tốt cho hệ miễn dịch.
- Chứa hàm lượng cholesterol thấp:
Trong thành phần chính của nấm rơm có chứa hàm lượng protein, chất xơ và enzym trong nấm rơm có thể thúc đẩy hệ tiêu hóa, đốt cháy cholesterol xấu.
- Tốt cho bệnh nhân tiểu đường:
Lý do được giải thích bởi, trong nấm rơm có hàm lượng insulin tự nhiên kết hợp chất béo, carbohydrate nên đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, nếu sử dụng nấm rơm đúng cách có thể tác động tốt đến các cơ quan gan, tuyến tụy, nội tiết….
- Tốt cho hệ xương khớp:
Trong nấm rơm có chứa canxi, vitamin D khá cao được đánh giá tốt cho sự hình thành và phát triển của hệ xương khớp, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả hơn.
- Ngăn ngừa thiếu máu:
Trong nấm rơm có chứa chất sắt, do đó nếu ăn nấm rơm thường xuyên có thể giúp tái tạo tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
- Tác dụng tốt cho tim mạch:
Lý do bởi trong loại nấm này có chứa khoáng chất, kali và đồng với đặc tính chống vi khuẩn tấn công gây bệnh một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, để nhận được tất cả những lợi ích khi ăn nấm rơm thì bạn cần phải chú ý chế biến đúng cách.
Vậy, nấm rơm kỵ với thực phẩm nào?
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cần phải ăn nấm rơm đúng cách, tránh những thực phẩm đại kỵ, có thể kể đến như sau:
- Nấm rơm kỵ rau gì? Các thực phẩm, nước uống, các loại rau có tính hàn
Mặc dù nấm rơm là loại nấm khá lành tính nhưng không nên kết hợp cùng với thực phẩm có tính hàn. Vì bản thân loại nấm này có tính hàn cực mạnh nếu kết hợp có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn….
Một số thực phẩm được liệt kê có tính hàn các bạn cần tránh như:
+ Nước uống đá lạnh: Nước trắng, trà, nước ngọt, … kèm đá lạnh
+ Nhóm thức ăn giàu tinh bột: Lúa mạch, lúa mì, đậu xanh, đậu đen, đậu ván…
+ Nhóm thức ăn giàu chất đạm: Thịt heo đực, thịt vịt, chim trĩ, trứng vịt, rùa, cua đồng, ngao, nhái, ếch, cá vược, đồi mồi, sứa, vẹm, ốc nhồi, hến, ốc vặn…
+ Các loại rau có tính hàn: Cần tây, rau muống, rau sam, rau dền, rau diếp, mồng tơi, …
+ Các loại củ quả có tính hàn: Củ cải, các loại đậu, măng, bầu, bí, dưa bở, dưa gang, mướp đắng, nấm, lê, dâu tây, cà chua, chanh, hồng, dứa, cam, dừa, bưởi, …
- Kỵ với dầu ăn
Nguyên nhân được giải thích bởi nấm rơm có đặc điểm hút nước và những chất lỏng rất nhanh. Trong khi đó dầu ăn tồn tại dưới dạng chất lỏng dễ thẩm thấu. Nếu như kết hợp xào nấm rơm với dầu ăn lượng dầu sẽ rất lớn ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ nấm rơm.
- Nấm rơm kỵ với rượu
Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn nấm rơm không uống rượu. Vì nếu kết hợp có thể gây ra các vấn đề đến sức khỏe. Nấm rơm có chứa chất khó tiêu hóa trong khi rượu sẽ gây hại cho gan và thận, nguy cơ giảm khả năng tiêu hóa thực phẩm. Nếu kết hợp hai loại này có thể gây khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn….
- Đun nấm trong nồi nhôm
Bạn tuyệt đối không được đun nấu nấm rơm trong nồi nôm. Vì trong nấm rơm có một số chất có thể gây nên phản ứng hóa học với nhôm, được xác định là chất độc hại, tiền chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm. Bởi nhôm là loại kim loại nặng nếu tích lũy quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn nên chế biến bằng các loại nồi khác an toàn như: nồi gang,….
Những lưu ý khi chế biến và sử dụng nấm rơm
Ngoài những thực phẩm cần tránh nêu trên, khi chế biến nấm rơm để an toàn đảm bảo sức khỏe, bạn cần chú ý:
- Không rửa nấm rơm quá kỹ:
Sơ chế làm sạch nấm rơm là điều mà nhiều người cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên, bạn chỉ cần rửa sạch nấm, không rửa quá kỹ vì nấm vốn sinh trưởng trong môi trường sạch, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ khiến cho chất dinh dưỡng có thể giảm đi đáng kể.
- Không ăn nấm rơm tái sống:
Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc. Bởi nếu nấm rơm chưa nấu chín hoàn toàn sẽ chứa hợp chất độc hại gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Đối tượng không nên ăn nấm rơm
Theo một số nguồn tài liệu chỉ ra rằng, những nhóm người dưới đây không nên ăn nấm rơm để tránh gây hại sức khỏe, như sau:
- Người dị ứng da:
Nếu như có cơ địa nhạy cảm, dễ bị phát ban, mẩn ngứa thì bạn không nên ăn nấm rơm. Vì trong nấm rơm có chứa thành phần các các chất gây phản ứng dị ứng do có chứa các bào tử phát triển…điều này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, hen suyễn….
- Những người hệ tiêu hóa kém:
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nấm rơm có chứa chất xơ và enzym với hiệu quả thúc đẩy quá trình hoạt động tiêu hóa. Do vậy nếu như hệ tiêu hóa kém nhưng ăn nhiều nấm rơm có thể gây ra khó tiêu, đầy bụng.
- Người thể hàn:
Đối với những người cơ địa tính hàn, chân tay lạnh, sắc mặt kém, ăn uống kém….cũng nên hạn chế tiêu thụ nấm rơm. Bởi nó có thể gây ra các vấn đề tiêu chảy cấp, đau bụng, lạnh bụng, mất nước….
Phụ Nữ Và Gia Đình mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được nấm rơm kỵ với thực phẩm nào? kỵ rau gì? Các bạn chú ý thực phẩm nước uống có tính hàn, rượu, dầu ăn, kỵ đun trong nồi nhôm.
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa