Nấm mèo kỵ với gì và những ai không nên ăn? Nấm mèo là một trong những loại nấm khá phổ biến hiện nay được ưa chuộng chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần biết nấm mèo kỵ với gì và những ai không nên ăn để từ đó có thể tránh kết hợp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Giới thiệu về nấm mèo
Nấm mèo còn có tên gọi khác là mộc nhĩ đen với tên khoa học là Auricularia heimuer (1). Loại nấm này ngày nay khá phổ biến với hình tai, màu nâu sẫm hoặc màu đen mọc tại những vị trí thân cây mục. Đặc điểm của nấm mèo tương đối cứng và giòn.
Theo y học cổ truyền nấm mèo có tính bình, vị ngọt và khi sử dụng hoạt chất này sẽ nhanh chóng đi vào tì vị, không chỉ là một loại nguyên liệu cho nhiều món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh.
Thông thường loại nấm này sẽ được thu hái vào mùa hè, sau đó được rửa sạch, loại bỏ chất bẩn và phơi khô bảo quản sử dụng. Hiện nay nấm mào có nhiều ở trên những loại cây thân gỗ như: cây hòe, dâu, sung, mít, sắn, so đũa….
Ngoài có trong tự nhiên, ngày nay nấm mèo cũng được trồng nhiều cho sản lượng và năng suất khá lớn ở trên những loại cây thân mục như mít, sắn,so đũa….cho năng suất cao.
Thành phần dinh dưỡng của nấm mèo
Về dinh dưỡng, trong 100g nấm mèo khô có chứa những giá trị dinh dưỡng như sau:
+ 293,1 calo/100g
+ Chất đạm 10,6 g
+ Chất béo 0,2 g
+ Đường 65 g
+ Sắt 185 mg
+ Canxi 375 mg
+ Phốt pho 201 mg
+ Carotene 0,03% mg
+ Chất xơ 5,8 g
Nấm mèo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có những lợi ích chính cơ bản như sau:
+ Chứa nhiều chất với tác dụng chống oxy hóa một cách hiệu quả, Hợp chất này có khả năng cải thiện tình trạng oxy hóa có liên quan đến các triệu chứng viêm và nhiều bệnh lý khác nhau. Bổ sung nấm mèo phù hợp có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý có liên quan đến tim mạch.
+ Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tối đa: Cũng như các loại nấm khác, nấm mèo có chứa nhiều chất với tên gọi là prebiotics có khả năng giúp hệ vi sinh trong đường ruột hoạt động một cách khỏe mạnh và hiệu quả. Nó có thể thúc đẩy duy trì hoạt động đường ruột đều đặn, tăng cường các phản ứng miễn dịch một cách tốt nhất.
+ Hiệu quả làm giảm lượng cholesterol trong máu: hàm lượng polyphenol trong nấm tai mèo được đánh giá có thể mang lại tác dụng giúp giảm thiểu cholesterol xấu giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh toàn diện.
+ Tốt cho hệ thống não bộ: Trong nấm mèo có chứa một số chất được đánh giá với chức năng ức chế hoạt động của beta secretase, một loại enzym có thể mang lại hiệu quả giải phóng protein amyloid beta. Từ đó có thể giúp não bộ hoạt động khỏe mạnh hơn đồng thời ngăn ngừa các chứng bệnh như Alzheimer.
+ Bảo vệ tế bào gan: Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nấm mèo có một số chất có thể mang lại hiệu quả bảo vệ tế bào tổn thương cần thiết nhờ chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Nấm mèo kỵ với gì?
Theo chuyên gia, đối với câu hỏi nấm mèo kỵ với gì, bạn có thể tham khảo danh sách những thực phẩm kỵ sau đây:
Nấm mèo kỵ với ốc
Nằm trong danh sách nhóm thực phẩm kỵ với nấm mèo mà bạn cần hết sức lưu ý. Lý do được giải thích bởi nấm mèo có tính hàn nếu ăn chung với ốc có thể gây nên loạt các triệu chứng bất ổn như đau bụng, buồn nôn, lạnh bụng hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó nó còn là nguyên nhân của một số vấn đề nghiêm trọng ở đường ruột và hệ tiêu hóa.
Nấm mèo kỵ củ cải trắng
Hiện nay có rất nhiều mẹ nội trợ có thói quen nấu củ cải trắng với nấm mèo. Nhưng theo khuyến cáo từ chuyên gia, hai nhóm món ăn này cần phải tránh kết hợp. Nguyên nhân được giải thích bởi trong củ cải có chứa hàm lượng enzyme cao trong khi đó nấm mèo lại chứa các hoạt chất gây phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe.
Nấm mèo kỵ với thịt vịt
Hiện nay có nhiều gia đình lựa chọn chế biến nấu thịt vịt với nấm mèo. Tuy nhiên, sự kết hợp này là không nên. Vì theo chuyên gia, nấm mèo và thịt vịt đều có tính hàn khá mạnh mẽ, có thể dẫn tới tình trạng lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa thậm chí tiêu chảy….
Nấm mèo kỵ nước lạnh
Theo khuyến cáo, khi chế biến các món ăn từ nấm mèo bạn không nên cho nước lạnh. Vì nước lạnh có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa gồm có tiêu chảy, đau bụng, lạnh bụng bạn cần tránh.
Nấm mèo kỵ thịt gà
Theo chuyên gia, không nên kết hợp thịt gà với nấm mèo. Vì thịt gà và nấm mèo có một số chất kỵ nhau không nên kết hợp, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe cần phải tránh.
Nầm mèo kỵ thịt ba ba
Mộc nhĩ không nên nấu cùng thịt ba ba. Bởi hai nhóm thực phẩm này kỵ nhau nếu như kết hợp sẽ mang đến nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe cần phải tránh.
Những ai không nên ăn nấm mèo?
Nấm mèo được đánh giá nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý đến những nhóm đối tượng sau đây không nên dùng nấm mèo, như sau:
- Những người mắc bệnh trĩ
Một số nghiên cứu cho thấy nấm mèo có những chất không phù hợp dành cho người mắc bệnh trĩ. Đặc biệt khi nó kết hợp với với các loại gà rừng. Sự kết hợp này dễ khiến tình trạng bệnh càng nặng thêm, nguy cơ trĩ phát triển và gây chảy máu.
- Những người có hệ tiêu hóa kém
Vì nấm mèo có tính hàn nên nếu như hệ tiêu hóa của bạn đang không khỏe mạnh hoặc cơ thể dễ bị chân tay lạnh, ốm yếu, mệt mỏi thì không nên ăn nấm mèo.
- Những người bị mắc chứng loãng máu
Theo các nghiên cứu đã chứng minh nấm mèo không nên dùng cho những người đang có dấu hiệu đông máu. Bởi những chất trong nấm có thể tác động đến máu gây nên những tác hại khiến bệnh chuyển biến xấu.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi
Không nên ăn nấm mèo. Vì nấm này thường mọc trong tự nhiên và có thể có chứa một số độc tố mà hệ tiêu hóa non nớt của bé khó có thể làm việc hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới ngộ độ rất nguy hiểm.
- Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu
Lời khuyên từ những chuyên gia đó là nếu như bạn đang mang thai ở những tháng đầu tiên thì nên kiêng không nên ăn nấm mèo. Vì nấm mèo có thể tác động dẫn tới động thai hoặc sảy thai. Vì thế, tốt nhất để đảm bảo an toàn các mẹ chỉ nên dùng nấm mèo ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai trở đi.
Những lưu ý ăn nấm mèo đúng cách
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn nấm mèo mà bạn có thể cân nhắc trước khi sử dụng như sau:
+ Tuyệt đối không ngâm nấm mèo với nước quá nóng. Vì nó có thể là nguyên nhân làm mất chất dinh dưỡng trong món ăn đồng thời nấm có thể nở một cách nhanh chóng, dẫn tới thời gian đào thải chất morpholine nghiêm trọng.
+ Thời gian lý tưởng nhất để bạn có thể ngâm mộc nhĩ đó là khoảng 1-2 tiếng đồng hồ để có thể đào thải độc tố bên trong nấm. Chú ý tuyệt đối không ngâm mộc nhĩ quá 8 tiếng sẽ gây hại nhiều cho sức khỏe.
+ Đặc biệt bạn cần chú ý tuyệt đối không nên ăn nấm mèo tươi. Vì khi chưa qua sơ chế và phơi khô thì nấm mèo tươi sẽ chứa nhiều morpholine hơn dẫn tới các dấu hiệu dị ứng, nổi mề đay, thậm chí tình trạng hoại tử da hoặc mẫn cảm dẫn tới nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe. (2)
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được nấm mèo kỵ với gì và những ai không nên ăn nấm mèo. Phụ nữ và gia đình hy vọng chia sẻ trên đã mang đến bạn thông tin bổ ích. Chúc bạn sức khỏe.
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa