Lươn là một trong những thực phẩm được chế biến thành rất nhiều các món ăn khác nhau, chứa nhiều dinh dưỡng tốt lành cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần phải biết lươn kỵ gì và những ai không nên ăn lươn để đảm bảo sức khỏe, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những chia sẻ đầy đủ về lươn từ chuyên gia dinh dưỡng phụ nữ và gia đình, bạn có thể theo dõi ngay sau đây.
Giới thiệu về lươn
Lươn thuộc nhóm động vật sống ở vùng nước ngọt, có từ rất lâu đời được phát hiện và lựa chọn trong chế biến các thực phẩm. Ở nước ta, lươn có nhiều ở những ao hồ, đồng, đầm lầy, mương rãnh,…những nơi có nhiều bùn, nước và nền khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Lươn thường sinh sống và trú ẩn trong bùn đất, cát, những nơi có các thức ăn cho lươn.
Lươn được đánh giá là loài ăn tạp, chúng có thể ăn rất nhiều các loài động vật khác nhau nhỏ hơn hoặc những ấu trùng hoặc phù du trong nước, bao gồm cả bọ gậy, tôm tép, cá nhỏ, rễ cây cỏ, lúa,..Ngày nay lươn trong tự nhiên thường rất hiếm nên lươn được nuôi công nghiệp rất nhiều với các loại cám viên, cám tụ…
Thành phần dinh dưỡng của thịt lươn
Thịt lươn được cho là thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như cháo lươn, miến lươn, gỏi lươn….
Theo bảng nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng có trong lươn, 100g sẽ cung cấp khoảng 180 calo cùng các nhóm dưỡng chất khác có thể kể đến như: protein, chất béo, hàm lượng photpho, Canxi, Sắt, vitamin A, vitamin D các vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 và vitamin PP cùng rất nhiều các khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.
Mặc dù vậy bạn chú ý lươn có thể kỵ với một số món đồ ăn mà bạn cần phải tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lươn kỵ gì?
Dưới đây là nhóm thực phẩm kỵ với lươn bạn cần tránh để có bữa ăn dinh dưỡng và an toàn, cụ thể như sau:
Thịt lươn kỵ bí đỏ (bí rợ, bí ngô)
Lươn kỵ với bí đỏ không? Câu trả lời là “CÓ“. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng bí đỏ rất bổ dưỡng nhưng không phù hợp để kết hợp với nhau. Vì thành phần dinh dưỡng hai thực phẩm này có phản ứng không tốt cần phải tránh.
Thịt lươn kỵ quả sơn trà (táo gai)
Qủa sơn trà và thịt lươn kỵ nhau. Nguyên nhân được giải thích bởi trong thịt lươn nhiều protein. Trong khi đó táo gai nhiều axit citric sẽ dẫn tới những phản ứng với protein, làm mất đi giá trị dinh dưỡng từ thịt lươn cũng như có thể gây ra rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Thịt lươn kỵ trái nho
Các nghiên cứu cho thấy thịt lươn là một trong những loại chứa hàm lượng canxi khá cao. Trong khi đó trái nho được đánh giá là chứa lượng axit tannic lớn. Hai chất này được cho là kỵ nhau, nếu ăn cùng lúc sẽ dẫn tới các phản ứng khó tiêu, kết tủa và nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe.
Lươn kỵ với rau gì? Cải bó xôi
Các nghiên cứu đã chứng minh trong cải bó xôi có lượng lớn vitamin cùng với axit oxalic có thể gây nên một số vấn đề nghiêm trọng, điển hình là khó tiêu, chướng bụng….
Thịt lươn kỵ trái hồng
Qủa hồng kỵ thịt lươn vì trong quả này có chứa citrate có thể gây tương tác không tốt, tác động dẫn tới khó tiêu và một số rối loạn đường ruột có thể xảy ra.
Thịt lươn kỵ cải kale
Tương tự như cải bó xôi, nếu như ăn cải kale cùng với lươn dễ dẫn tới các dấu hiệu khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy rối loạn tiêu hóa. Vì thế bạn không nên kết hợp cùng lúc.
Lươn kỵ với món gì? Mướp đắng
Trong loại mướp đắng đơn thuần có nhiều axit tannic trong khi lươn nhiều canxi. Do đó, nếu kết hợp sẽ dẫn đến các dấu hiệu đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy….
Thịt lươn kỵ rau má
Chuyên gia cho biết, rau má có axit tannic, nếu như bạn ăn kết hợp với thịt lươn sẽ gây nên các vấn đề về tiêu hoá. Đặc biệt, nếu như bạn có tiền sử đau dạ dày, viêm ruột kích thích, tiêu chảy… không nên dùng.
Thịt lươn kỵ dưa hấu
Mọi người thường có thói quen ăn dưa hấu ngay sau khi ăn các món làm từ lương. Nhưng không biết rằng món ăn này có tính nóng, nếu như bạn ăn nhiều dễ dẫn tới nóng trong và nổi mụn.
Thịt lươn kỵ chuối tiêu
Nhiều nhận định cho rằng, nếu như bạn ăn chuối tiêu hoặc chế biến kết hợp chuối tiêu với lươn có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc hoặc nhẹ có thể dẫn tới các vấn đề tiêu hóa.
Thịt lươn kỵ cua, tôm
Thuộc nhóm đồ ăn dinh dưỡng nhưng có tính hàn không nên ăn cùng lươn. Bởi nó dễ gây ra tình trạng khó chịu bụng hoặc thậm chí ngộ độc nếu ở tình trạng nghiêm trọng.
Lươn kỵ với thực phẩm nào? Nước trà
Theo các nghiên cứu, nước trà có chứa hàm lượng tannin có thể gây nên các phản ứng với canxi dẫn tới táo bón, khó tiêu. Do đó, nếu như bạn ăn các món lươn nên cách uống trà 2h.
Thịt lươn kỵ cà phê
Cũng như trà, cà phê có chứa tannin phản ứng với canxi trong lương. Do đó không nên kết hợp cùng lúc.
Lươn kỵ thịt gì? Thịt bò
Nếu dùng chế biến lươn và thịt bò có thể dẫn tới đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí nếu nặng gây ngộ độc.
Thịt lươn kỵ ổi
Theo chuyên gia, nếu như bạn ăn ổi với lươn có thể tác động dẫn tới làm mất giá trị dinh dưỡng trong món lươn. Do đó, tốt nhất không nên kết hợp.
Lươn kỵ với trái cây gì? Quả sung
Cũng như ổi, sung và lươn kỵ nhau có thể gây khó tiêu, táo bón và giảm chất lượng dinh dưỡng của món lươn.
Thịt lươn kỵ sữa
Bạn không nên kết hợp lươn với sữa. Vì nó thể gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày, đường ruột càng thêm nghiêm trọng.
Thịt lươn kỵ rau cải bắp
Cũng như sữa, rau bắp cải không nên ăn cùng lươn sẽ gây phản ứng phụ dẫn tới các bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Thịt lươn kỵ rau cải xoong
Một số chất trong cải xoong có thể dẫn tới phản ứng không tốt, đặc biệt là tình trạng đầy hơi, chướng bụng nghiêm trọng.
Thịt lươn kỵ húng lủi
Sự kết hợp giữa lươn và húng lủi có thể dẫn tới chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Thịt lươn kỵ cà chua
Đây là một trong những lý do có thể dẫn tới các phản ứng dị ứng trên niêm mạc da có thể xảy ra.
Thịt lươn kỵ trứng
Trứng gà, trứng vịt, trứng vịt lộn, … kỵ với lươn. Nó có thể dẫn tới giảm hấp thu dinh dưỡng, dẫn tới chướng bụng, khó tiêu.
Lươn kỵ rau củ gì? Cà rốt
Lươn kỵ với cà rốt, nó có thể gây ra các dấu hiệu buồn nôn, khó chịu, rối loạn đường tiêu hóa.
Thịt lươn kỵ quả chanh
Bạn nên tránh sử dụng chanh khi bữa ăn có thịt lươn, bởi nếu chúng gặp nhau hệ tiêu hoá của bạn sẽ bị ảnh hưởng: rối loạn tiêu hoá, tác động tiêu cực đến tiêu hoá, đau bụng, …
Hỏi đáp liên quan đến lươn kỵ với gì?
Sau khi xuất bản bài viết, Phụ Nữ Và Gia Đình đã nhận được rất nhiều hỏi đáp thêm liên quan đến lươn kỵ với thực phẩm gì. Chúng tôi đã trả lời rất nhiều ngày qua ngày, có nhiều bạn đọc cùng một thắc mắc, có thực phẩm trong các thắc mắc gây ảnh hưởng nhẹ đến dinh dưỡng, đa phần các thực phẩm trong các thắc mắc đều không ảnh hưởng, … Cho nên hôm nay chúng tôi sẽ cập nhật thêm mục lục giải đáp các câu hỏi thắc mắc này để mọi người cùng tham khảo
Lươn kỵ với khoai lang không?
Câu trả lời là Không. Lươn khi kết hợp khoai lang sẽ tạo thành món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng.
Lươn kỵ táo không?
Lươn không kỵ với táo, sau khi ăn các món từ lươn thì bạn hoàn toàn có thể ăn táo sau bữa ăn.
Lươn có kỵ với thịt gà không?
Câu trả lời là Có. khi kết hợp thịt gà với lươn có thể dẫn tới phản ứng tăng nhiệt không tốt cho cơ thể.
Lươn có kỵ với súp lơ, bông cải xanh không?
Câu trả lời là Không. Sự kết hợp này có thể tạo nên rất nhiều những dưỡng chất tốt mà bạn không cần lo lắng.
Lươn kỵ rau dền không?
Lươn không kỵ rau dền. Vì thế bạn có thể nấu lươn, chế biến ăn cùng rau dền tốt cho sức khỏe.
Lươn có kỵ nước dừa không?
Lươn và nước dừa đều có tính hàn, cho nên hai nhóm thực phẩm này kỵ nhau bạn không nên kết hợp.
Lươn có kỵ rau mồng tơi không?
Câu trả lời là Không. Vì thế bạn có thể kết hợp hai nhóm thực phẩm này.
Ăn lươn với sầu riêng được không?
Theo chuyên gia lươn có tính hàn, sầu riêng có tính nóng không nên kết hợp cùng lúc.
Lươn có kỵ với thịt heo, thịt lợn không?
Câu trả lời là Không, bạn có thể ăn lươn cùng thịt heo mà không gây ra các phản ứng phụ bất lợi.
Lươn có kỵ tỏi không?
Lươn kỵ với hành và tỏi, do đó bạn không nên kết hợp gây ra rối loạn tiêu hóa.
Lươn kỵ rau muống không?
Lươn không kỵ với rau muống, bạn có thể chế biến món ăn hợp lý không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lươn có kỵ với rau ngót không?
Lươn không kỵ với rau ngót. Vì thế bạn có thể kết hợp hai món ăn này mà không lo lắng mất chất dinh dưỡng.
Lươn kỵ đậu phụ không?
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh lươn kỵ với đậu phụ. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm kết hợp hai nhóm thực phẩm này với nhau.
Lươn kỵ đậu bắp không?
Thịt lươn và đậu bắp không kỵ nhau. Vì thế trong bữa ăn bạn hoàn toàn có thể ăn cùng lúc hai món ăn này.
Lươn có kỵ với đu đủ không?
Chưa có nghiên cứu khó học hoặc khuyến cáo nào chứng minh lươn kỵ đu đủ. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Lươn có kỵ mật ong không?
Câu trả lời là không. Tuy nhiên, vì mật ong có tính rất nóng, lươn tính hàn nên bạn có thể cách 2 món này khoảng 1h đồng hồ.
Lươn có kỵ với sữa chua không?
Lươn không kỵ với sữa chua, bạn có thể kết hợp hai món ăn này không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lươn có kỵ với su su không?
Các nghiên cứu nhận định, lươn và su su thuộc nhóm thực phẩm không kỵ nhau, bạn có thể kết hợp cùng lúc.
Lươn có kỵ rong biển không?
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định lươn kỵ với rong biển. Vì thế hai món ăn này có thể chế biến ăn cùng lúc mà không gây ra các phản ứng phụ.
Lươn có kỵ cá hồi không?
Câu trả lời là Có. Vì những chất dinh dưỡng trong hai món ăn này có thể dẫn tới nhiều phản ứng bất lợi cho hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng.
Lươn có kỵ mướp hương không?
Mướp hương không kỵ với lươn. Do đó bạn có thể chế biến hai nhóm thực phẩm này cùng lúc và có thể ăn cùng.
Lươn có kỵ phô mai không?
Câu trả lời là Có. Bạn không nên kết hợp lươn với phô mai, vì hai món ăn này đều có hàm lượng đạm cao nếu dùng chung sẽ dẫn tới dư thừa đạm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
Lươn có kỵ với khoai tây không?
Lươn không nên ăn cùng khoai tây để tránh những tác động không tốt tới hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Lươn có kỵ khoai mỡ không?
Cũng như khoai tây hay khoai lang, lươn kỵ với thành phần trong khoai mỡ mà bạn không nên dùng.
Lươn kỵ với cam, nước cam không?
Lươn và cam không nên kết hợp cùng lúc. Nguyên nhân được giải thích bởi nước cam nhiều axit trong khi lươn giàu protein khi kết hợp có thể dẫn tới các biểu hiện khó tiêu, nôn mửa hoặc ngộ độc nghiêm trọng.
Lươn có kỵ lê không?
Câu trả lời là Không. Sau khi ăn các món ăn từ lươn thì bạn hoàn toàn có thể ăn trái lê rất tốt cho sức khỏe.
Lươn kỵ mực không?
Mực không nên ăn cùng lươn. Vì hai món ăn này có chứa khá nhiều dinh dưỡng, giàu đạm, dẫn tới tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa có thể gặp phải.
Lươn có kỵ măng tây không?
Lươn không kỵ với măng tây, hai món ăn này có thể kết hợp ăn cùng lúc không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lươn có kỵ xoài không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, lươn và xoài không kỵ nhau. Vì thế bạn có thể kết hợp hai món ăn này.
Lươn với ếch có kỵ nhau không?
Theo chuyên gia, lươn không kỵ với ếch. Tuy nhiên, nếu ăn hai món ăn này cùng lúc có thể dẫn tới sưa thừa chất cần lưu ý.
Lươn có kỵ ớt chuông không?
Lươn không kỵ ớt chuông. Vì thế bạn có thể kết hợp hai món ăn này mà không lo những vấn đề xảy ra đến sức khỏe.
Lươn kỵ gì cho bé?
Đối với bé, khi mẹ chế biến các món ăn từ lươn lưu ý cần tránh tất cả những món ăn kỵ với lươn đã được nêu trên để đảm bảo an toàn sức khỏe và hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé. Thêm nữa, bé từ tháng thứ 7 trở lên mới phù hợp chế biến cho bé.
Những ai không nên ăn lươn
Những nhóm người được khuyên là không nên ăn lươn, gồm có:
+ Người có dấu hiệu mắc bệnh gout thì tuyệt đối không nên ăn lươn. Vì món ăn này giàu đạm sẽ dẫn tới tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Đối với những bệnh nhân có biểu hiện mỡ máu cao cũng thuộc đối tượng nên tránh không nên ăn thịt lươn ở dạng hấp, xào, chiên,….
+ Trẻ nhỏ mới ăn dặm chưa nên ăn thịt lươn. Khuyến cáo ăn thịt lươn từ trẻ 1 tuổi trở lên. Mặc dù vậy phụ huynh chú ý không nên chế biến quá nhiều các món từ lươn cho bé, cần cân bằng dinh dưỡng hợp lý.
Những lưu ý ăn lươn đúng cách
Để ăn lươn đúng cách đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần chú ý đến một số điều cơ bản dưới đây:
+ Huyết lươn có thể có chứa một số độc tố có hại cho cơ thể, đặc biệt khi phân hủy nhiệt. Do đó bạn cần phải nấu chín kỹ lươn trước khi ăn, sơ chế thật cẩn thận và sạch sẽ.
+ Nguyên nhân bởi lươn sinh sống ở môi trường đầm lầy, nước, bùn, ao hồ và là động vật ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng rất lớn. Vì thế, nếu như bạn ăn lươn có thể dẫn tới ký sinh trùng gây hại tác động đến sức khỏe. Đặc biệt ấu trùng Gnathostoma spinigerum, do vậy bạn cần phải lưu ý.
+ Nếu trường hợp vô tình bạn ăn phải huyết lươn, đặc biệt khi lươn chưa chín có thể dẫn tới kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, đường miệng, nguy cơ dẫn tới một số triệu chứng tê bì, suy hô hấp hoặc các tình trạng nghiêm trọng liên quan đến tuần hoàn. (1)
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được lươn kỵ gì và những ai không nên ăn lươn. Phụ Nữ Và Gia Đình mong rằng chia sẻ bổ ích dành cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa