Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
33 lượt xem

Ho có ăn được rau dền không?

Ho là một tình trạng xảy ra phổ biến khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp cơn ho thuyên giảm đáng kể. Vậy bị ho nên ăn gì để nhanh hết? Bị ho có được ăn rau dền không? Bài viết dưới đây Phụ Nữ Và Gia Đình sẽ giải đáp băn khoăn này!

bị ho kiêng rau dền không

HO LÀ GÌ?

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây kích thích đường hô hấp. Thông thường, triệu chứng ho nếu kéo dài dưới 3 tuần thì được gọi là ho cấp tính. Nếu kéo dài từ 3 – 8 tuần thì được gọi là ho bán cấp. Còn những trường hợp bị ho kéo dài dai dẳng hơn 8 tuần thì được gọi là ho mạn tính. (1)

Một số triệu chứng thường đi kèm với tình trạng ho đó là:

– Viêm, đau họng

– Đau đầu

– Cơ thể nhức mỏi, sốt, ớn lạnh

– Buồn nôn, nôn mửa

– Sổ mũi, nghẹt mũi

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HO

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ho có thể xuất phát từ các vấn đề sau:

– Chất gây kích thích: Khi đường thở bị tắc bởi chất nhầy, khói bụi hoặc các chất gây dị ứng như: Phấn hoa, lông động vật,….thì cơ thể sẽ có phản xạ ho để tống đẩy các chất kích thích này ra khỏi cổ họng, giúp việc hô hấp diễn ra dễ dàng hơn. 

– Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như: Cảm lạnh, cảm cúm,….Khi mắc những căn bệnh này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Sổ mũi, hắt hơi, ho, sốt cao, ớn lạnh.

– Trào ngược dạ dày – thực quản: Đây là tình trạng dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên họng và thanh quản, khiến niêm mạc họng bị kích thích và gây ra các cơn ho khan. 

– Viêm phổi: Khi vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập vào trong phổi thì sẽ làm cho các túi khí bên trong chứa đầy dịch mủ. Từ đó, gây nên những cơn ho có đờm đặc. Ngoài ra, người bệnh bị viêm phổi còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Khó thở, sốt, ớn lạnh,…

Ho có ăn được rau dền không

BỊ HO CÓ ĂN ĐƯỢC RAU DỀN KHÔNG?

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với những người đang bị ho. Việc lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp, giàu dinh dưỡng có thể giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Còn nếu người bệnh chọn sai thực phẩm thì sẽ có thể làm tăng tình trạng viêm tại đường hô hấp, khiến quá trình hồi phục diễn ra lâu hơn.

Chính vì vậy, mà có rất nhiều người bệnh băn khoăn vấn đề “ Bị ho có ăn được rau dền không?”. Theo các chuyên gia, những người bị ho hoàn toàn có thể ăn được rau dền. Loại rau này có chứa nhiều vitamin A và C, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây viêm và cải thiện nhanh các triệu chứng.

Ngoài ra, vitamin C còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương trong đường hô hấp. Nhờ đó người bị ho sẽ nhanh khỏi bệnh hơn. 

NGƯỜI BỊ HO KHI SỬ DỤNG RAU DỀN CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Để nhận được những lợi ích từ việc ăn rau dền, đồng thời tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh bị ho cần lưu ý những điều dưới đây:

– Chỉ nên ăn rau dền với lượng vừa phải, khoảng 100 – 200g rau/ bữa và ăn khoảng 2 – 3 bữa/ tuần. Không nên ăn quá nhiều rau dền vì loại rau này có tính hàn, nếu tiêu thụ nhiều thì sẽ có thể làm lạnh họng, tích tụ đờm, không tốt cho người bị ho.

– Nên cho thêm các loại gia vị có tính ấm, nóng như: Gừng, hạt tiêu,…khi chế biến món ăn từ rau dền để giữ ấm cơ thể, làm dịu những cơn ho và tiêu đờm.

– Các món ăn từ rau dền chỉ nên ăn một bữa, không nên để qua đêm hay hâm nóng lại canh nhiều lần. Bởi việc này sẽ khiến thành phần nitrat trong rau dền chuyển hóa thành nitrit – hợp chất có khả năng gây bệnh ung thư. 

– Nên chọn mua rau dền được trồng theo phương pháp hữu cơ, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

NGƯỜI BỊ HO NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI?

Khi bị ho, các bạn nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số loại thực phẩm phù hợp với những người bị ho:

  • Nước

Khi bị ho, người bệnh nên uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, nước cũng giúp làm loãng đờm trong cổ họng, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài nước lọc thì người bệnh cũng có thể sử dụng các loại sinh tố hay nước ép trái cây, rau củ để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên uống nước ấm, không cho thêm đá lạnh vì sẽ có thể khiến tình trạng viêm sưng ở họng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Các món ăn ở dạng lỏng

Người bị ho nên ưu tiên sử dụng các món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng như: Súp, cháo, canh,…Chúng có thể giúp bổ sung chất lỏng cho cơ thể, làm loãng dịch đờm và duy trì độ ẩm cần thiết cho niêm mạc họng. Từ đó, có thể làm dịu những cơn ho, đau rát cổ họng.

Ngoài ra, việc ăn những món ăn này sẽ giúp hạn chế sự ma sát, cọ xát lên niêm mạc họng, tạo điều kiện cho những vùng bị sưng viêm trong thành họng nhanh lành.

  • Gừng

Theo nghiên cứu, trong gừng tươi có chứa các dưỡng chất như: Chavicol, zingiberene,…Đây là những thành phần có tác dụng làm giãn nở mạch máu, làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan hô hấp. Từ đó, thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương viêm bên trong niêm mạc họng. 

Cách dùng gừng để trị ho đơn giản nhất là sử dụng loại gia vị này trong chế biến món ăn hoặc uống trà gừng mỗi ngày.

  • Cà rốt

Nếu đang bị ho, các bạn nên bổ sung cà rốt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Một số nghiên cứu cho thấy, trong loại củ này có chứa hoạt chất falcarinol có khả năng làm giảm hiện tượng co thắt cơ trơn trong đường hô hấp. Từ đó, làm giảm ho và giúp người bệnh dễ thở hơn.

Ngoài ra, cà rốt có chứa nhiều vitamin A, sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh nhanh hồi phục. 

  • Tỏi

Trong tỏi có chứa hợp chất allicin được xem là một chất kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm, tiêu diệt các vi khuẩn và làm giảm tình trạng viêm trong đường hô hấp. Từ đó, góp phần làm dịu những cơn ho và giảm tình trạng đau rát ở cổ họng. 

  • Thực phẩm giàu Omega – 3

Omega – 3 là một axit béo lành mạnh thường có nhiều trong các loại thực phẩm như: Dầu oliu, dầu hạt cải, cá béo hay các loại hạt dinh dưỡng. Việc bổ sung các loại thực phẩm này trong bữa ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm trong cổ họng, đẩy lùi cơn ho một cách nhanh chóng. 

  • Lá tía tô

Khi nhắc đến những loại thực phẩm tốt cho người bị ho thì không nên bỏ quả lá tía tô. Trong tía tô có chứa tinh dầu cùng với một số hoạt chất có tác dụng giữ ấm đường hô hấp, thúc đẩy lưu thông máu, kháng viêm, loại bỏ đờm nhầy ở cổ họng và giảm ho. 

Các bạn có thể dùng loại lá này để nấu cháo, xay lấy nước uống hoặc ăn sống. Đây được xem là một vị thuốc trị ho tự nhiên, lành tính, có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. 

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn bị ho có ăn được rau dền không. Bạn có thể bổ sung các món ăn có rau dền khi bị ho, nó không có nguy hại mà còn giúp tăng sức đề kháng nhờ lượng vitamin A và C.

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa