Hàu sữa là một loại hải sản có hương vị ngọt thanh, beo béo và giàu chất dinh dưỡng. Người ta thường chế biến hàu cùng với những loại nguyên liệu khác để tạo ra các món ăn thơm ngon, lạ miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải loại thực phẩm nào cũng kết hợp được với hàu. Vậy hàu kỵ gì và những ai không nên ăn để đảm bảo sức khỏe? Bài viết dưới đây Phụ Nữ Và Gia Đình sẽ giải đáp đầy đủ những băn khoăn này của bạn!
Hàu có thành phần dinh dưỡng như thế nào?
Hàu là loại động vật nhuyễn thể có hai mảnh vỏ, thường sinh sống ở vùng nước mặn. Lớp vỏ bên ngoài của hàu rất cứng, có hình dạng không đều. Phần thân bên trong được gọi là thịt hàu có hương vị beo béo, mềm ngon và rất giàu chất dinh dưỡng.
Trong thịt hàu biển có chứa protein, chất béo, vitamin B, D cùng với các khoáng chất thiết yếu như: Sắt, magie, kẽm, photpho, đồng, mangan, selen,…Đặc biệt, loài nhuyễn thể này cũng là một nguồn cung cấp axit béo Omega – 3, giúp chống viêm, giữ cho não bộ và tim luôn khỏe mạnh. (1)
Hàu kỵ gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại thực phẩm không nên kết hợp cùng với hàu để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vậy hàu kỵ với món gì?
Hàu kỵ với thực phẩm gì? Bia rượu
Chất đạm trong hàu có chứa nhiều purin.Sau khi đưa vào cơ thể thì chất này có thể chuyển hóa thành axit uric. Nó chính là nguyên do hàng đầu của bệnh Gout. Việc uống bia rượu có thể khiến tốc độ hình thành axit uric diễn ra nhanh hơn.
Do đó, các bạn nên tránh ăn hàu kết hợp với uống bia rượu cùng một lúc.
Hàu kỵ quả gì? Trái cây vitamin C
Trong hàu có chứa một lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường, chất này không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi nó gặp vitamin C thì sẽ chuyển hóa thành asen hóa trị III (hay còn gọi là thạch tín). Đây là một chất có khả năng gây ngộ độc cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, trước và sau khi ăn hàu, các bạn nên tránh sử dụng những loại trái cây giàu vitamin C.
Hàu kỵ với các loại trái cây chứa axit tannic
Theo các chuyên gia, các bạn không nên ăn trái cây có chứa axit tannic như: Hồng, nho, lựu, ổi,…. ngay trước và sau khi ăn hàu. Lượng axit tannic khi kết hợp với lượng canxi có trong hàu thì sẽ có thể tạo thành hợp chất kết tủa không hòa tan, có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí gây kết sỏi trong dạ dày.
Hàu kỵ trà xanh
Nhiều người thường có thói quen uống trà sau khi ăn hàu để khử đi mùi tanh trong miệng. Điều này là không nên bởi thành phần axit tannic có trong trà khi gặp canxi trong hải sản thì sẽ tạo thành hợp chất kết tủa. Chất này sẽ gây kích thích ruột và dẫn đến các triệu chứng đau bụng, khó tiêu và buồn nôn.
Hàu kỵ ăn với gì? Các thực phẩm có tính hàn
Hàu vốn dĩ đã có tính hàn, nếu kết hợp cùng với những loại thực phẩm có tính hàn khác thì sẽ có thể làm giảm nhiệt trong dạ dày, gây lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
Hàu kỵ với rau củ gì? Rau muống
Cả rau muống và hải sản đều có tính hàn. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính hàn cùng một lúc sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày.
Hàu kỵ với thực phẩm nào? Rau cần tây
Rau cần tây được khuyến cáo không nên ăn cùng với hàu. Bởi trong hàu có chứa chất phân giải vitamin B1, có thể làm phá hủy loại vitamin này trong rau cần tây. Như vậy, khi kết hợp ăn chung sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Nên ăn ít mù tạt khi ăn hàu
Các bạn chỉ nên cho một lượng nhỏ mù tạt khi thưởng thức hàu. Việc tiêu thụ một lượng lớn mù tạt sẽ có thể gây đau bụng, tiêu chảy, thậm chí dẫn đến viêm ruột.
Hàu được chế biến với nhiều món ăn ngon như: cháo hàu , hàu nướng mỡ hành, hàu chiên trứng, canh hàu nấu dưa cải chua, hàu nướng phô mai, … Các bạn cần lưu ý những thực phẩm kỵ với hàu được liệt kê ở trên để đảm bảo món ăn mang lại nhiều dinh dưỡng, không có phát sinh ảnh hưởng cho hệ tiêu hoá, …
Giải đáp những thắc mắc liên quan đến hàu kỵ gì?
Có rất nhiều câu hỏi đề cập đến vấn đề hàu kỵ với gì và dưới đây là những giải đáp chi tiết
Hàu kỵ cà chua không?
Hàu kỵ món gì? Trong cà chua có chứa nhiều vitamin C, có thể làm thành phần asen pentavenlent trong hàu biến đổi thành asen trioxide. Chất này có thể ngộ độc cấp tính cho cơ thể. Do đó, các bạn cần tránh sử dụng hàu và cà chua cùng một lúc.
Hàu có kỵ trứng không?
Các bạn hoàn toàn có thể kết hợp hàu với trứng để tạo nên các món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng như: Trứng chiên hàu lá lốt, chả trứng hàu, cháo hàu trứng gà, nui chiên hàu và trứng,….
Gà với hàu có kỵ nhau không?
Theo Đông y, thịt gà có tính ẩm, vị ngọt, còn hàu thì có tính hàn. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ gây ra hiện tượng xung khắc nhiệt trong cơ thể, làm khí huyết bị tổn thương.
Hàu ăn chung với thịt bò được không?
Trong thịt bò có chứa nhiều photpho, còn trong hải sản có một lượng lớn canxi và magie. Do đó, việc tiêu thụ chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ có thể tạo thành phản ứng kết tủa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Kết hợp hàu ăn với trứng gà có sao không?
Như đã chia sẻ ở trên, các bạn hoàn toàn có thể thưởng thức hàu và trứng gà trong cùng một bữa ăn mà không gặp vấn đề gì về sức khỏe.
Hàu ăn với mì tôm được không?
Các bạn có thể nấu mì tôm cùng với hàu sữa để đổi vị cho những ngày chán cơm. Từng sợi mì dai dai kết hợp với phần thịt hàu tươi ngon, béo ngậy và nước dùng ngọt thanh, đậm đà chắc chắn sẽ các bạn thích mê ngay từ khi thưởng thức miếng đầu tiên.
Ăn hàu với tỏi có sao không?
Các bạn có thể cho tỏi băm vào các món hàu để làm dậy mùi thơm của món ăn. Ngoài ra, tỏi có tính cay nóng sẽ giúp cân bằng lại tính hàn của hàu.
Ăn hàu với trứng vịt lộn có sao không?
Trứng vịt lộn có tính hàn, vì vậy không nên dùng chung với những loại thực phẩm có tính hàn khác như hàu. Việc ăn hàu với trứng vịt lộn cùng nhau có thể gây lạnh bụng, đau bụng và khó tiêu.
Ăn hàu với bơ có sao không?
Việc cho bơ vào trong các món hàu sẽ giúp món ăn có mùi thơm nồng nàn, rất hấp dẫn. Thịt hàu béo ngậy hòa quyện với bơ thơm lừng cùng tỏi ớt cay cay sẽ khiến các bạn thích mê ngay từ khi thưởng thức miếng đầu tiên.
Hàu ăn chung với nấm được không?
Hàu và nấm là hai loại thực phẩm không kỵ nhau. Do đó, các bạn có thể chế biến hàu cùng với nấm để tạo nên những món ăn thơm ngon, đậm vị, vô cùng hấp dẫn.
Cháo hàu nấu với bí đỏ được không?
Trong hàu có chứa một lượng lớn asen pentavenlent. Trong khi bí đỏ là rất giàu vitamin C. Sự tương tác giữa hai chất này có thể làm sản sinh ra chất asen hóa trị III, có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Hàu nấu với rau dền được không?
Cả hàu và rau dền đều có tính hàn, nếu tiêu thụ hai loại thực phẩm này chung một lúc thì sẽ dễ gây lạnh bụng, đầy bụng và tiêu chảy.
Hàu với sầu riêng có kỵ nhau không?
Sầu riêng có tính nóng, còn hàu thì có tính hàn. Vì vậy, hàu là một trong những loại thực phẩm “kỵ” với sầu riêng. Nếu ăn sầu riêng và hàu cùng một lúc thì sẽ dẫn đến tình trạng xung khắc nóng – lạnh trong cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Ăn hàu với trứng vịt có sao không?
Các bạn có thể sử dụng hàu và trứng vịt để làm món hàu chiên trứng thơm ngon, kết hợp giữa vị ngọt mềm của thịt hàu cùng với vị béo ngậy của trứng sẽ giúp bữa ăn trở nên hao cơm hơn bình thường.
Mồng tơi nấu với hàu được không?
Rau mồng tơi nổi tiếng với vị ngọt tự nhiên và hương thơm hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu các bạn nấu canh mồng tơi với hàu thì độ ngon và hàm lượng dưỡng chất sẽ được tăng lên gấp bội.
Những ai không nên ăn hàu?
Hàu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên ăn loại hải sản này:
- – Người đang bị ho, hen suyễn không nên ăn nhiều hàu bởi vì chúng có khả năng gây kích ứng cao, dễ gây ngứa họng, khô họng, khiến triệu chứng ho trở nên dữ dội hơn.
- – Người có vết thương hở bởi hàu có chứa nhiều protein, dễ gây ngứa ngáy, khó chịu và mẩn ngứa xung quanh vết thương. Như vậy sẽ khiến vết thương nặng cũng như lâu lành hơn.
- – Người đang bị Gout vì lượng purin cao trong hàu sẽ có thể khiến tình trạng đau nhức, viêm sưng khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
- – Những người đang bị rối loạn tiêu hóa, hay bị đầy bụng, khó tiêu không nên ăn hàu vì loại hải sản này có chứa rất nhiều đạm.
- – Người bị dị ứng với hải sản không nên ăn hàu để tránh các phản ứng dị ứng như: Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đau bụng, tiêu chảy,…
Những lưu ý ăn hàu đúng cách
Để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, các bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây khi sử dụng hàu:
- – Không ăn quá nhiều hàu cùng một lúc vì sẽ dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.
- – Hàu sống có thể có chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại. Do đó, các bạn nên tránh ăn các món hàu tái, sống, cần nấu chín hàu ở nhiệt độ cao để loại bỏ mọi mầm bệnh, giúp đảm bảo an toàn khi ăn.
- – Hạn chế lượng muối sử dụng khi chế biến hàu. Hàu thường đã có chứa sẵn một lượng muối khá cao, nên nếu các bạn cho thêm nhiều muối vào món hàu thì sẽ có thể khiến cơ thể dung nạp muối quá mức, không tốt cho sức khỏe.
- – Hãy chọn mua hàu từ các nguồn cung cấp uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng. Tránh sử dụng hàu đã bị ôi, thiu, bốc mùi,…để chế biến đồ ăn.
Hy vọng những giải đáp có trong bài viết trên đây của Phụ Nữ Và Gia Đình đã giúp các bạn biết được hàu kỵ gì và những ai không nên ăn để đảm bảo sức khỏe. Ngắn gọn lại hàu kỵ bia rượu, trái cây vitamin C, các loại trái cây chứa axit tannic, trà xanh, các thực phẩm có tính hàn, rau muống, rau cần tây, mù tạt. Cùng đó người bị ho, hen suyễn, người có vết thương hở, đang bị bệnh Gout, rồi loại tiêu hoá, hay bị đầy bụng khó tiêu, dị ứng hải sản sẽ không nên ăn hàu phòng tránh nguy hại cho cơ thể
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa