Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
27 lượt xem

Gout có ăn được rau dền không?

Gout có ăn được rau dền không? Gout là một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay. Bệnh lý này gây nên nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì chế độ ăn uống phù hợp luôn vô cùng quan trọng giúp bạn có thể kiểm soát căn bệnh này hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh gout

Tìm hiểu về bệnh gout

Bệnh gout hay còn gọi với cái tên gọi khác gọi là thống phong. Tình trạng này thường gặp do rối chuyển hóa trong thận dẫn tới thận không thể lọc các axit uric từ trong mạch máu. Theo đó, các axit uric thường sẽ được hình thành trong cơ thể con người, sau đó nó được đào thải qua đường tiêu hóa gồm có phân và nước tiểu. Đối với những người nếu như mắc bệnh gout thì hàm lượng axit uric trong máu sẽ tích tụ càng lớn theo thời gian đến mức gây nên các dấu hiệu sưng và viêm các khớp gây nên đau đớn khó chịu.

Bệnh gout thường xuất hiện với những đặc trưng bởi những đợt viêm khớp xuất hiện và tái phát nhiều lần. Người mắc bệnh thường sẽ cảm thấy rất đau đớn đột ngột, có thể đau khớp âm ỉ nhưng có thể kéo dài khi mà đợt viêm bùng phát. Những khớp bị đau thường ở vị trí khớp ngón chân, khớp khối, mắt cá chân,…và ít gặp hơn ở khớp bàn tay, cổ tay và có thể xuất hiện ở cột sống.

Bệnh gout thường sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính, đó là:

– Giai đoạn 1: ở mức axit trong máu thường tăng cao, các bệnh nhân thường xuất hiện những dấu hiệu đau khớp đầu tiên sau khi mắc các bệnh lý sỏi thận.

– Giai đoạn 2: Với giai đoạn này nồng độ axit uric trong máu tập trung nhiều ở các khớp ngón chân, biểu hiện chậm hơn và có thể gia tăng số lượng cơn đau. Xuất hiện các nốt tophi thấy ở các vị trí khuỷu tay, gót chân, mu bàn chân, gân gót….

– Giai đoạn 3: Những dấu hiệu bệnh ít điển hình hơn nhưng lúc này các tinh thể của axit uric đã tấn công đến các khớp nghiêm trọng.

Gout có ăn được rau dền không

Gout có ăn được rau dền không?

Trước khi tìm hiểu vấn đề gout có ăn được rau dền không thì bạn cần phải biết rau dền là rau gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng rau dền là loại thực vật thân thảo có tên khoa học là Amaranthus. Nguồn gốc của rau dền có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ, loại rau này thích hợp hơn ở những vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Ở nước ta, rau dền được coi là một loại rau ăn lá rất phổ biến được trồng nhiều ở các vùng khác nhau. Tại các khu vực chợ lớn nhỏ đều có bán rau dền với giá thành khá rẻ mà bạn có thể lựa chọn mua và chế biến thành các món ăn.

Đối với câu hỏi gout có ăn được rau dền không chuyên gia cho biết đối với những người mắc bệnh gout không nên ăn rau dền. Nguyên nhân được giải thích bởi trong loại rau này có chứa hàm lượng lớn acid oxalic -đây là một trong những hợp chất quan trọng với khả năng ức chế việc hấp thụ canxi, kẽm và đây là nguyên nhân hình thành sỏi oxalat không tốt cho người mắc bệnh gout. Vậy nên, rau dền không phải là thực phẩm phù hợp cho những người mắc bệnh gout và bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh sỏi thận. (1)

Ngoài ra, những món ăn, thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh gout bạn có thể tham khảo sau đây:

– Thịt đỏ: Một số loại thịt đỏ người mắc bệnh gout cần kiêng đó là thịt dê, thịt bò, thịt dê….những loại thịt này có chứa hàm lượng đạm khá cao cùng các loại vitamin B6, B12,….nên nó có thể là nguyên nhân gia tăng nồng độ axit uric trong máu là nguyên nhân khiến bệnh gout càng trở nên nghiêm trọng cần phải tránh. 

– Nội tạng động vật: Một số loại tim, gan, thận….được cho là chứa nhiều protein cùng nhóm vitamin, khoáng chất như kẽm, selen, sắt….Tuy nhiên, người mắc bệnh gout không nên ăn vì nó có chứa hàm lượng lớn purin có thể gia tăng nồng độ acid uric trong máu khiến tình trạng viêm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Thịt ngỗng hoặc thịt gà tây: có chứa nhiều vitamin nhóm B và các khoáng chất, sắt, photpho, axit amin….đặc biệt trong thịt gà còn có chứa purin nên những người bệnh gout có thể khiến lượng purin trong máu tăng không tốt.

– Hải sản: Một số loại hải sản như cá trích, cá ngừ, ngêu, sò, ốc, cua….những đồ biến có chứa lượng dinh dưỡng cao nhưng sẽ có lượng purin đáng kể. Nên nếu như đang trong đợt bùng phát bệnh thì bạn không nên ăn hải sản là tốt nhất.

– Bia, rượu: Nếu như đang bị bệnh gout thì bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia. Ngoài ra những đồ uống có gas, nước ngọt cũng cần hạn chế tối đa.

– Những đồ ăn chế biến sẵn: Khi mắc bệnh gout thì không nên ăn các loại đồ ăn sẵn như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng….những đồ ăn chế biến sẵn có thể đã biến đổi chất  không tốt cho sức khỏe cần tránh. 

– Những đồ ăn có lượng purin cao: điển hình như đậu trắng, đậu xanh, đậu phộng, cải xoăn, su hào….những loại này có lượng purin cao là nguyên nhân khiến cho bệnh gout càng nghiêm trọng.

Những thực phẩm phù hợp cho người bệnh gout

Những thực phẩm phù hợp cho người bệnh gout

Đối với những người mắc bệnh gout có thể chú ý bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây:

– Các loại trái cây: Điển hình như dâu, táo, cherry…tốt cho những người bị gout, có thể cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, với hàm lượng chất chống oxy hóa có tác dụng giảm axit uric trong cơ thể.

– Thực phẩm giàu vitamin C: Có thể hỗ trợ rất tốt giúp giảm tối đa nồng độ axit uric trong máu, tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng cơ thể đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, không nên dùng vitamin C liều cao vì nó có thể dẫn tới các biểu hiện bất thường như ợ nóng, buồn nôn, nguy cơ hình thành sỏi và giảm quá trình đào thải axit uric không tốt.

– Thịt trắng: đó là thịt cá sông, các loại cá có chứa đạm cao nhưng purin thấp. Một số loại cá đó là: cá lóc, cá rô, cá diêu hồng,….nên bổ sung thường xuyên.

– Dầu oliu, dầu thực vật: Có chứa lượng chất béo khá cao, nó có thể hỗ trợ bổ sung giảm viêm khớp và giảm các tình trạng sưng đau khớp. Người bệnh nên thường xuyên sử dụng dầu thực vật trong bữa ăn, có thể kết hợp với một số món salad….

– Trứng: Là nhóm thực phẩm có rất nhiều dinh dưỡng tốt lành cho sức khỏe nhưng lượng purin trong món ăn này thấp. Do đó, để bổ sung dinh dưỡng thì các món ăn từ trứng rất phù hợp.

– Cafe: Theo một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng cafe có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout mà người bệnh có thể thường xuyên sử dụng. Bởi cà phê có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu thông qua việc  tăng tốc độ đào thải chất này. Hơn nữa, một số enzym có thể dẫn tới phân hủy làm giảm tốc độ hình thành axit uric tốt cho người mắc bệnh.

– Trà xanh: Nếu như bạn uống trà xanh thường xuyên có thể thúc đẩy sự đào thải axit uric- một trong những chất người mắc bệnh gout cần phải đào thải giúp giảm tình trạng viêm khớp một cách tốt nhất.

– Rau củ: Đặc biệt tốt cho những người bệnh gout nên bổ sung hàng ngày đó là cải xanh, khoai tây, cà tím, rau ngót….

– Ngũ cốc nguyên cám: được đánh giá rất tốt cho người bị bệnh gout. Bạn có thể tham khảo một số loại như yến mạch, lúa mạch có nhiều chất xơ có thể giảm viêm khớp do bệnh gout gây nên.

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc gout có ăn được rau dền không? Phụ Nữ Và Gia Đình mong rằng những chia sẻ từ bài viết mang đến những thông tin bổ ích dành cho bạn.

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa