Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
85 lượt xem

Đu đủ nấu với rau ngót được không?

Đu đủ là một món ăn có vị ngọt thanh, giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi chế biến, các bạn cần lưu ý đu đủ kỵ gì để không ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng hoặc gây ra các vấn đề tiêu hóa. Vậy đu đủ nấu với rau ngót được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề này!

Đu đủ nấu với rau ngót được không

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA TRÁI ĐU ĐỦ

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới có màu vàng cam, mềm và vị ngọt thanh. Loại quả này thuộc họ Caricaceae, có hình bầu dục, hình cầu hoặc thon dài, dài từ 20 – 30 cm và có đường kính từ 15 – 20 cm. 

Ngoài việc được sử dụng làm món tráng miệng sau bữa ăn, đu đủ còn là nguyên liệu tuyệt vời để tạo ra những món ăn thơm ngon, hấp dẫn như: Gà hầm đu đủ, đu đủ xào thịt bò, canh đu đủ hầm xương, canh đu đủ giò heo, nộm  đu đủ thịt bò khô, mứt đu đủ,…

Trong quả đu đủ chín có chứa đến 90% thành phần là nước, còn lại là chất xơ, carbs, vitamin A, B, C, E, K cùng với các khoáng chất thiết yếu như: Kali, magie, kẽm, canxi, sắt, đồng,…Đặc biệt, các chất chống oxy hóa như: Beta – carotene, axit gallic, phenol,…trong trái đu đủ có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương, hư hại bởi các gốc tự do. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. (1)

ĐU ĐỦ NẤU VỚI RAU NGÓT ĐƯỢC KHÔNG?

Các thực phẩm không tương thích khi kết hợp với nhau sẽ có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng. Vậy đu đủ có kỵ rau ngót không? nấu với rau ngót được không?

Theo Đông y, đu đủ có vị ngọt, mùi hơi hắc và mang tính hàn. Tác dụng của loại trái cây này đó là thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng và tiêu thũng. Do đó, nó không được khuyến khích sử dụng chung với những loại thực phẩm mang tính hàn khác như rau ngót. Khi kết hợp đu đủ và rau ngót trong cùng một món ăn thì sẽ có thể làm tăng mức độ lạnh trong cơ thể. Từ đó, có thể dẫn tới các hiện tượng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc thể trạng hư hàn. 

Do đó, các bạn nên sử dụng đu đủ và rau ngót cách nhau ít nhất 2 tiếng để tránh gặp phải các vấn đề tiêu hóa.

NÊN XEM THÊM: Đu đủ có xào được với tỏi không?

TRÁI ĐU ĐỦ KỴ GÌ? 4 MÓN KHÔNG NÊN NẤU CÙNG ĐU ĐỦ

Việc tìm hiểu đu đủ kỵ gì sẽ giúp chúng ta tránh được những tác dụng phụ không mong muốn, đồng thời tối ưu hóa những lợi ích sức khỏe từ loại trái cây này. 

Dưới đây là những loại đồ uống, thực phẩm không nên kết hợp với đu đủ mà các bạn cần lưu ý:

  • Cà rốt

Trong cà rốt có chứa enzyme ascorbate oxidase. Loại enzyme này có khả năng làm vitamin C bị oxy hóa và mất đi hoạt tính sinh học. Trong khi đó, đu đủ là nguồn thực phẩm giàu vitamin C. Vì vậy, khi các bạn kết hợp đu đủ với cà rốt thì lượng vitamin C trong đu đủ sẽ có thể bị phân hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của loại quả này. 

  • Gan động vật

Trong các loại gan động vật như: Gan heo, gan gà, gan bò,…thường có chứa nhiều kim loại đồng và sắt. Thành phần vitamin C trong đu đủ có thể tương tác với các kim loại này và bị oxy hóa, mất đi hiệu lực. Do đó, để hấp thụ trọn vẹn nguồn vitamin C có trong đu đủ thì các bạn cần tránh ăn đu đủ ngay trước hoặc sau khi tiêu thụ các món ăn từ gan. 

  • Sữa bò

Trong đu đủ có chứa hàm lượng vitamin C cao. Loại vitamin này sẽ có thể làm đông đặc, kết tủa thành phần protein casein có trong sữa bò. Từ đó, dễ gây đầy bụng, đau bụng và khó tiêu. Do đó, các bạn nên uống sữa cách ít nhất 2 tiếng với thời điểm ăn đu đủ. 

  • Thủy hải sản có vỏ

Trong các loại thủy hải sản có vỏ như: Tôm, cua, ngao, sò,….thường có chứa một lượng asen pentavenlent nhất định. Khi kết hợp với vitamin C trong đu đủ, chất này có thể chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín). Chất này có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Do đó, các bạn không nên tráng miệng bằng đu đủ hay các loại trái cây giàu vitamin C sau khi ăn hải sản. 

NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN ĐU ĐỦ CHÍN

Đu đủ là một loại trái cây có hương vị ngon ngọt và giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người từ người già đến trẻ em ai ai cũng đều yêu thích. Tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng đặc biệt được khuyến cáo nên hạn chế ăn đu đủ để bảo vệ sức khỏe:

  • Phụ nữ mang thai

Trong đu đủ xanh có chứa các enzyme papain, endopeptidases và chymopapain  có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung. Từ đó, dẫn đến các nguy cơ sảy thai, sinh non. Do đó, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai không nên ăn các món ăn từ đu đủ xanh.

  • Người đang mắc bệnh sỏi thận

Đối với những người đang bị sỏi thận thì hãy cẩn trọng không nên ăn đu đủ chín. Bởi loại trái cây này có chứa nhiều vitamin C. Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể làm tăng lượng oxalat trong nước tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

  • Người đang bị vàng da

Trong đu đủ chín có chứa nhiều beta – carotene, một tiền chất của vitamin A. Nếu cơ thể tích tụ beta – carotene quá mức thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng vàng da, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân và mặt. Để cải thiện triệu chứng này, các bạn nên tạm ngừng tiêu thụ những thực phẩm chứa beta – carotene và theo dõi tình trạng.

  • Người mắc bệnh suy giáp

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đu đủ có chứa một lượng nhỏ cyanogenic glycoside. Chất này có thể gây cản trở quá trình tổng hợp và chuyển hóa I – ốt trong cơ thể, từ đó làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh suy giáp.

  • Những người có vấn đề tại dạ dày

Đu đủ chín có tác dụng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng khó tiêu và táo bón. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đu đủ có thể tác động xấu đến dạ dày, dẫn tới các tác dụng phụ như: Đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và tiêu chảy. 

NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI ĂN ĐU ĐỦ

Để không gặp phải bất kỳ rủi ro nào khi ăn đu đủ, các bạn hãy lưu ý một số điều sau:

–  Sau khi mua đu đủ về, các bạn hãy rửa sạch dưới vòi nước, rồi đem ngâm trong hỗn hợp nước và giấm trắng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn bám trên vỏ quả.

–  Mặc dù đu đủ rất ngon nhưng các bạn không nên tiêu thụ quá 300 gram một ngày. Việc ăn quá nhiều đu đủ sẽ khiến chất beta – carotene tích tụ trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến các tình trạng vàng da, chán ăn, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi,…

–  Nên bỏ hạt đu đủ khi ăn loại trái cây này vì chúng có chứa chất độc carpine, có thể gây rối loạn mạch máu và hệ thần kinh. 

–  Đu đủ có tính hàn, do đó các bạn cần tránh ăn đu đủ vừa lấy từ tủ lạnh ra hay kết hợp ăn đu đủ với uống nước đá lạnh. Bởi việc này có thể gây giảm nhiệt trong dạ dày, dễ dẫn đến lạnh bụng, đau bụng,…

Những thông tin trên đây là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc đu đủ nấu với rau ngót được không. Đồng thời, cung cấp cho bạn đọc những lưu ý khi tiêu thụ loại trái cây này. Mọi băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa