Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
70 lượt xem

Đu đủ có xào được với tỏi không?

Đu đủ là một loại trái cây có vị ngọt hấp dẫn, được biết đến với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Còn tỏi thì là một loại gia vị quen thuộc, giúp làm tăng hương vị của các món ăn. Tuy nhiên, việc kết hợp hai loại thực phẩm này có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe hay không? Đu đủ có xào được với tỏi không? Dưới đây là những thông tin chia sẻ của các chuyên gia Phụ Nữ Và Gia Đình.

Đu đủ có xào được với tỏi không

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA ĐU ĐỦ VÀ TỎI

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới, thuộc họ Caricaceae, có hình bầu dục hoặc hình tròn, màu vàng cam. Loại quả này có nguồn gốc ban đầu từ Trung Mỹ, sau này chúng được trồng phổ biến ở khắp các nơi trên thế giới. 

Hương vị của trái đu đủ phụ thuộc vào việc bạn ăn đu đủ xanh hay đu đủ chín. Phần thịt đu đủ xanh hơi cứng, có vị chua và giòn. Trong khi đu đủ chín có vị ngọt thanh, mềm và mọng nước. 

Đu đủ có chứa đến 90% thành phần là nước. Còn lại là carbs, chất xơ, vitamin A, B, C, E, K cùng với những khoáng chất thiết yếu như: Canxi, magie, kali, kẽn, sắt, đồng,….Đặc biệt, đu đủ còn là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa như: Beta – carotene, lycopene, zeaxanthin,…có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, làm giảm viêm và phòng ngừa bệnh tật bao gồm cả ung thư. (1)

Còn tỏi từ lâu đã được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của gia đình người Việt và có mặt trong hầu hết các món chiên, xào, nướng, kho,…Trong tỏi có chứa protein, carbohydrate, vitamin nhóm B cùng với các khoáng chất thiết yếu như: Sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…Đặc biệt, thành phần allicin có trong tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có thể giúp chống viêm, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Một số nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung tỏi hàng ngày có thể giúp làm giảm 63% số ca cảm lạnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh cũng được rút ngắn hơn 70%.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐU ĐỦ VÀ TỎI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

  • Lợi ích của đu đủ

Trái đu đủ có vị ngọt mát, rất giàu các chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Những công dụng nổi bật của đu đủ có thể kể đến như:

+ Cải thiện chức năng tiêu hóa: Đu đủ có chứa hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp kích thích nhu động ruột, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, thành phần men papain có trong đu đủ có thể giúp phân giải protein thành các peptide và axit amin chuỗi nhỏ. Từ đó, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein diễn ra dễ dàng hơn.

    – Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh: Thành phần vitamin C có trong đu đủ có thể kích thích sản sinh các tế bào bạch cầu và giúp chúng hoạt động hiệu quả. Từ đó, có thể nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng. 

    – Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một quả đu đủ chín có thể đáp ứng 11% nhu cầu Kali hàng ngày. Khoáng chất này có thể giúp thư giãn các mạch máu, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề tại tim mạch. Bên cạnh đó, đu đủ rất giàu chất xơ, có thể giúp làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu. Từ đó, ngăn chặn việc tạo mảng bám trong thành động mạch, làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mạch vành, bệnh xơ vữa động mạch,…

+ Giúp hệ xương chắc khỏe hơn: Đu đủ có chứa vitamin K, một lượng nhỏ canxi và photpho, có thể giúp xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và đau khớp.

  • Lợi ích của tỏi

Tỏi là một loại gia vị có nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe, cụ thể như sau:

+ Ngăn ngừa và điều trị cảm cúm: Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Việc sử dụng tỏi hàng ngày có thể giúp dự phòng cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra.

+ Phòng ngừa các bệnh ung thư: Tỏi có thể ức chế quá trình chuyển hóa nitrat thành nitrit trong dạ dày. Từ đó, ngăn cản sự hình thành chất nitrosamine – một tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp ngăn cản sự xâm hại của các kim loại nặng, độc tố và chất gây ung thư đối với cơ thể. Từ đó, có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

+ Cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp: Thành phần mangan có trong tỏi có thể giúp nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, duy trì cấu trúc xương chắc khỏe. 

+ Kiểm soát huyết áp: Chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có trong tỏi có tác dụng làm giãn các cơ trơn và mạch máu. Từ đó, có thể duy trì huyết áp ở mức ổn định. Những người bệnh bị cao huyết áp thường được khuyên nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày để hạ áp. 

ĐU ĐỦ CÓ XÀO ĐƯỢC VỚI TỎI KHÔNG?

Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy việc kết hợp đu đủ với tỏi có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng hai loại nguyên liệu này để chế biến những món ăn hàng ngày. 

Tỏi là loại gia vị có tính ấm nóng, có thể giúp trung hòa lại tính hàn, mát của đu đủ, ngăn ngừa các tình trạng lạnh bụng, đau bụng sau khi ăn đu đủ. Bên cạnh đó, việc kết hợp đu đủ và tỏi trong cùng một món ăn có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe.

  • Dưới đây là cách chế biến món đu đủ xào tỏi thơm ngon và cực kỳ dễ làm cho cả gia đình:

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Đu đủ xanh: 1 trái

– Tỏi: 6 – 7 tép

– Ớt hiểm: 1 ít

– Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu xay

– Dầu ăn: 2 muỗng canh

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đu đủ các bạn dùng dao gọt vỏ, bỏ hạt và kéo bỏ lớp màng mỏng bên trong ruột đu đủ. Sau đó, đem đu đủ đi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng từ 5 – 10 phút, rồi rửa sạch và thái lát mỏng. 

Đối với tỏi thì các bạn bóc sạch vỏ và băm nhuyễn. Ớt thì cắt nhỏ. 

Bước 2: Xào đu đủ vởi tỏi

Đặt chảo lên bếp, rồi cho vào 2 muỗng canh dầu ăn và đun nóng. Sau đó, các bạn cho tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi đã vàng và dậy mùi thơm, thì các bạn cho đu đủ vào và đảo đều tay ở lửa vừa trong khoảng 3 phút. Tiếp theo, nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh nước và ½ muỗng canh đường vào chảo. Đảo đều để cho các gia vị tan hoàn toàn, rồi đậy nắp và đun thêm khoảng 3 phút nữa cho đu đủ chín mềm.

Cuối cùng, cho thêm một ít tiêu xay và ớt cắt nhỏ vào chảo, đảo đều tay và tắt bếp là hoàn thành xong món ăn. Các bạn có thể dùng món đu đủ xào tỏi kèm với cơm nóng và chén nước tương tỏi ớt để làm tăng thêm hương vị.

NÊN XEM THÊM: Tỏi kỵ gì: Những thực phẩm nào? Với rau gì? Đối tượng nào?

Những thông tin trên đây là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc đu đủ có xào được với tỏi không. Mọi băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa