Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
29 lượt xem

Ăn bưởi kỵ gì?

Bưởi là loại quả giàu vitamin và khoáng chất, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bưởi cần lưu ý ăn bưởi kỵ gì để không gây ra những tác dụng phụ, thậm chí là biến chứng gây chết người.

Quả bưởi là quả gì

Quả bưởi là quả gì?

Quả bưởi, một loại trái cây nhiệt đới thuộc họ cam quýt, nổi tiếng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi giá trị dinh dưỡng phong phú. Vỏ ngoài dày và màu sắc từ xanh đến vàng, bên trong là những múi bưởi mọng nước có màu từ trắng, hồng đến đỏ, bưởi là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa như lycopene và flavonoid. Những dưỡng chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bưởi có vị ngọt dịu hoặc chua nhẹ, thích hợp để ăn tươi, ép lấy nước hoặc làm thành các món salad và món tráng miệng. Đặc biệt, bưởi còn được biết đến với khả năng hỗ trợ giảm cân nhờ vào hàm lượng calo thấp và khả năng tạo cảm giác no lâu. Nhờ vào những lợi ích đa dạng và hương vị hấp dẫn, quả bưởi đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của nhiều người. (1)

Quả bưởi và những tác dụng đối với sức khỏe

Trong y học cổ truyền, mỗi bộ phận của bưởi đều có một công dụng riêng. Vỏ bưởi có vị đắng, cay, chứa tinh dầu thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, hòa huyết, giảm đau, tiêu báng. Tương tự, hoa bưởi có tác dụng chống lo âu, rối loạn giấc ngủ, hen suyễn, bệnh phong, động kinh. Do hoa bưởi có mùi thơm dễ chịu nên còn được sử dụng làm hương liệu trong các loại mỹ phẩm, nước hoa. Lá bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, có tính ấm nên trừ hàn, trừ khí, giải cảm, tiêu đờm, tiêu sưng, hoạt huyết.

Theo y học hiện đại, bưởi được đánh giá cao không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn vì những tác động tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là liệt kê một vài lợi ích của quả bưởi đem lại:

  • Giải độc, thanh lọc cơ thể

Bưởi có tính mát và khả năng thanh nhiệt, giải độc. Việc ăn bưởi giúp làm mát cơ thể, giảm nhiệt, đồng thời hỗ trợ gan và thận trong quá trình đào thải độc tố.

  • Hỗ trợ tiêu hóa

Bưởi giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón nhờ thành phần dinh dưỡng nhiều chất xơ. Y học cổ truyền cho rằng bưởi có thể kích thích dịch vị và dịch tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C cao, bưởi giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng. Vitamin C trong bưởi cũng được coi là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do.

  • Hỗ trợ giảm cân

Ăn bưởi có thể giúp kiểm soát cân nặng bằng cách giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo. Nước ép bưởi thường được khuyên dùng trong các chế độ ăn kiêng.

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bưởi giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch. Flavonoid và các chất chống oxy hóa trong bưởi cũng hỗ trợ bảo vệ mạch máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

  • Điều hòa huyết áp

Bưởi có chứa nhiều kali, một khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp. Kali giúp duy trì huyết áp ổn định nhờ khả năng cân bằng lượng natri trong cơ thể.

  • Tốt cho da

Tinh dầu từ vỏ bưởi được sử dụng trong y học cổ truyền để làm đẹp da. Nó giúp làm sạch da, ngăn ngừa mụn và làm sáng da. Ăn bưởi cũng cung cấp vitamin C, hỗ trợ sản xuất collagen, giúp da đàn hồi và khỏe mạnh.

Ăn bưởi kỵ gì

Ăn bưởi kỵ gì?

Mặc dù được đánh giá là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn bưởi kỵ gì là điều mà rất nhiều người cần lưu ý. Dưới đây là những “đại kỵ” khi ăn bưởi:

  • Quả bưởi kỵ ăn cùng dưa chuột, cà rốt

Bưởi không được khuyến khích khi ăn cùng dưa chuột và cốt rốt. Bởi 2 loại thực phẩm này có thể sẽ làm mất vitamin C trong quả bưởi.

  • Không ăn cùng gan lợn

Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp cùng vitamin C trong quả bưởi sẽ làm tăng tốc độ oxy hóa kim loại và làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có.

  • Không ăn bưởi sau khi vừa hút thuốc, uống rượu

Không nên ăn bưởi ngay khi vừa hút thuốc, uống rượu bia. Bởi trong bưởi chứa pyranocoumarin có thể tăng cường chuyển hóa cytochromes làm tăng độc tính của thuốc lá, gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, nên ăn bưởi sau 48h hút thuốc, uống rượu.

  • Những người có hệ tiêu hóa kém

Bưởi có tính lạnh, sẽ làm cho những người đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, nếu nhận thấy cơ thể đang yếu thì không nên ăn nhiều bưởi.

  • Người bị dạ dày

Trong bưởi chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C nên những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi. Bởi axit và các chất hữu cơ trong quả bưởi có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Người đang đói

Những người đang đói, dạ dày rỗng thì không nên ăn bưởi bởi lượng lớn axit trong loại quả này có thể gây các triệu chứng đau, khó chịu cho dạ dày.

  • Người đang dùng thuốc điều trị mỡ máu, chống dị ứng

Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị mỡ máu hay thuốc chống dị ứng không nên ăn bưởi. Nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập nhanh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

Bạn có thể ăn bưởi vào buổi sáng, mỗi lần ăn khoảng 1 – 3 múi sau bữa chính khoảng 30 phút để có thể hấp thu được đầy đủ dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Trên đây là bài viết ăn bưởi kỵ gì, Phụ Nữ Và Gia Đình hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng quả bưởi. Nếu bạn có những câu hỏi liên quan đến vấn đề ăn uốn đúng cách hãy để lại liên hệ với chúng tôi.

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa