Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
18 lượt xem

Đau dạ dày có ăn được đậu xanh không?

Đậu xanh là một loại hạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng thích hợp sử dụng loại hạt này. Vậy đau dạ dày có ăn được đậu xanh không? Có gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh hay không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!

Đau dạ dày có ăn được đậu xanh không

ĐẬU XANH: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE

Hạt đậu xanh tuy là một loại hạt có kích thước nhỏ, với đường kính khoảng 2 – 2.5 mm nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. 

Trong ẩm thực, đậu xanh thường được sử dụng để nấu nhiều món ăn khác nhau như: Chè, cháo, xôi, bánh ngọt, kem, canh,…

Xét về giá trị dinh dưỡng, đậu xanh được đánh giá cao bởi sở hữu hàm lượng dưỡng chất dồi dào và phong phú. Cụ thể, loại hạt bé nhỏ này có chứa chất đạm, carb, chất xơ, vitamin B, C, K, canxi, kali, magie, mangan, kẽm, sắt,…Đặc biệt, phần vỏ đậu xanh có chứa chống oxy hóa flavonoid, rất có lợi cho sức khỏe. (1)

Với những thành phần dinh dưỡng trên, đậu xanh mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như: Duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, điều hòa huyết áp, kiểm soát mức đường huyết, nâng cao sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch,….

BỊ ĐAU DẠ DÀY CÓ ĂN ĐƯỢC ĐẬU XANH KHÔNG?

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó dẫn đến những cơn đau, nóng rát và khó chịu ở vùng thượng vị (bụng trên). Cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng, ăn quá đói hoặc quá no. Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Đau dạ dày có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý tại đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích, ung thư dạ dày,…

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người bị đau dạ dày không nên ăn đậu xanh bởi vì một số lý do như sau:

–   Theo Đông y, đậu xanh có tính hàn, có thể làm suy yếu sự co bóp của dạ dày, khiến chức năng của dạ dày bị suy giảm. 

–   Hàm lượng chất xơ trong đậu xanh khá cao, có thể gây chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu đối với người bệnh bị đau dạ dày.

–   Đậu xanh có hàm lượng vitamin C khá cao, nếu ăn khi bụng đói thì sẽ có thể làm tăng tiết dịch vị axit dạ dày, khiến những tổn thương tại niêm mạc dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, có thể kết luận rằng những người bị đau dạ dày nên tránh sử dụng các món ăn từ đậu xanh trong suốt quá trình điều trị để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

NÊN XEM THÊM: Đậu xanh rang bao nhiêu calo và ăn có béo không?

NHỮNG THỰC PHẨM KHÁC MÀ NGƯỜI BỆNH ĐAU DẠ DÀY NÊN TRÁNH ĂN

Khi bị đau dạ dày, bên cạnh đậu xanh thì các bạn cần tránh tiêu thụ những loại thực phẩm dưới đây để bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm những cơn đau:

  • Các thực phẩm có tính axit cao

Các loại thực phẩm có tính axit cao như: Cam, quýt, bưởi, xoài xanh, dưa chua, cà pháo ngâm,…có thể khiến những tổn thương tại dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, làm trầm trọng hơn những triệu chứng đã tồn tại. Thậm chí gây thêm chứng ợ nóng và buồn nôn. 

  • Các món ăn chưa được nấu chín 

Việc ăn các món ăn tái, sống có thể khiến các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đường ruột và gây thêm tổn thương cho dạ dày. 

  • Thực phẩm cay nóng

Các món ăn có chứa gia vị cay nóng như: Ớt, mù tạt, hạt tiêu,…có thể gây kích ứng, tổn thương niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng nóng rát, đau ở vùng thượng vị. 

  • Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt bê,…có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Bởi các protein động vật thường có hàm lượng axit cao, sẽ kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, gây ảnh hưởng không tốt đối với những người đang mắc các bệnh lý tại dạ dày. 

  • Thực phẩm chiên rán, có chứa nhiều chất béo

Theo các chuyên gia, những thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán sẽ có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc quá sức và gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Hơn nữa, việc tiêu thụ nhiều dầu mỡ còn có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày – một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày.

Do đó, khi bị đau dạ dày, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các món ăn chiên rán như: Khoai tây chiên, bánh gối, thịt mỡ, gà rán,…

  • Các chất kích thích như: Rượu bia, cà phê, thuốc lá

Cà phê, trà đen có chứa caffeine, có khả năng kích thích tăng tiết axit dạ dày, làm tăng nguy cơ bị viêm loét và trào ngược axit. Rượu, đặc biệt rượu có độ cồn cao có thể làm tổn thương lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Còn thuốc lá cũng là một tác nhân nguy hiểm, có thể làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày và khiến quá trình phục hồi tổn thương diễn ra chậm hơn. 

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN ĂN KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY

Theo các chuyên gia, chế độ ăn cho những người bị đau dạ dày cần tập trung vào việc làm giảm tiết dịch vị axit, giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày và giúp các tổn thương mau lành.

Dưới đây là những thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên ăn để làm giảm cơn đau và hỗ trợ phục hồi những tổn thương tại dạ dày:

  • Cơm trắng

Cơm trắng là sự lựa chọn tốt khi bị đau dạ dày. Nó sẽ hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, làm giảm tình trạng đau dạ dày cũng như ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày cần tránh ăn cơm gạo lứt vì loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu, đầy hơi.

  • Bánh mỳ trắng

Bánh mì trắng có chứa nhiều tinh bột, có thể giúp trung hòa lượng axit dạ dày dư thừa, làm thuyên giảm các triệu chứng đau, khó chịu ở vùng thượng vị.

  • Chuối

Chuối có hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là chất xơ hòa tan pectin. Loại chất xơ này rất dễ tiêu hóa, sẽ giúp trung hòa dịch vị trong dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm dịu vùng niêm mạc bị viêm sưng. 

  • Thịt gà

Thịt gà có hàm lượng protein cao, sẽ giúp thúc đẩy sản sinh các tế bào mới, làm lành các vết viêm loét tại dạ dày nhanh chóng. Ngoài ra, việc sử dụng thịt gà thường xuyên có thể làm thư giãn các cơn trơn của dạ dày, từ đó điều hòa quá trình co bóp, hạn chế những cơn đau thượng vị.

  • Sữa chua

Việc ăn sữa chua sẽ bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Từ đó, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp – một trong những tác nhân gây viêm loét, ung thư dạ dày.

  • Khoai tây

Khoai tây có chứa nhiều Kali – một chất điện giải có tác dụng cân bằng axit trong dạ dày, làm giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, thành phần cellulose trong khoai tây cũng có khả năng làm giảm tiết dịch vị axit dạ dày và làm lành nhanh các vết loét. 

  • Nước ép táo

Thành phần pectin trong nước ép táo có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn. Ngoài ra, thành phần vitamin C trong táo sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của dạ dày – tá tràng, làm giảm nguy cơ bị vi khuẩn Hp xâm nhập. Từ đó, ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày.

  • Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, giúp làm giảm tình trạng viêm loét tại dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, loại trà này có thể giúp làm giảm khí trong bụng, giảm cảm giác đau do co thắt dạ dày. 

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn bị đau dạ dày có ăn được đậu xanh không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa