U tuyến giáp là một bệnh lý nội tiết thường gặp, đặc biệt ở nữ giới. Ngoài việc điều trị bằng y học thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chức năng tuyến giáp. Vậy người bệnh bị u tuyến giáp nên ăn và kiêng gì? Bị u tuyến giáp có ăn được rau dền không? Bài viết dưới đây Phụ Nữ Và Gia Đình sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề này!
U TUYẾN GIÁP LÀ TÌNH TRẠNG GÌ?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn, có hình bướm và nằm ở phía trước cổ. Nó có vai trò tiết ra các hormone giúp điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể.
U tuyến giáp (hay còn gọi là nhân tuyến giáp) là tình trạng xuất hiện các nốt, khối đặc hoặc lỏng trong mô tuyến giáp. Phần lớn các khối u này là lành tính, chỉ có khoảng 5% trường u tuyến giáp là có liên quan đến ung thư. (1)
Ở giai đoạn đầu, các khối u tuyến giáp hầu như không biểu hiện triệu chứng nên thường khó phát hiện. Bệnh nhân chỉ biết mình có khối u tuyến giáp khi vô tình đi khám sức khỏe định kỳ.
Khi khối u tuyến giáp tăng sinh kích thước, gây chèn ép lên các cơ quan lân cận thì sẽ có thể khiến các hoạt động thở, nuốt thức ăn gặp khó khăn. Ngoài ra, khi khối u phát triển cũng có thể khiến vùng cổ xuất hiện u cục, phình to gây mất thẩm mỹ.
Đến nay, nguyên nhân gây u tuyến giáp vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nó có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: Thiếu hụt hoặc thừa I – ốt, nhiễm, tiếp xúc với phóng xạ, hội chứng chuyển hóa, sử dụng thuốc lá, rượu, bị u xơ tử cung,…
U TUYẾN GIÁP CÓ ĂN ĐƯỢC RAU DỀN KHÔNG?
Khi bị u tuyến giáp, bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh tốt, ngăn chặn khối u phát triển lớn.
Vậy người bị u tuyến giáp ăn rau dền được không? Theo các chuyên gia, rau dền là nguồn cung cấp magie cho cơ thể. Trung bình trong 100g lá rau dền có chứa đến 55mg magie. Đây là dưỡng chất quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Ngoài ra, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ magie cũng giúp hạn chế những ảnh hưởng của bệnh u tuyến giáp như: Mệt mỏi, nhịp tim không đều, đau nhức cơ,…
Bên cạnh đó, thành phần kẽm, sắt trong rau dền có thể giúp hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả. Không chỉ vậy, trong loại rau này còn có chứa khoáng chất đồng – dưỡng chất cần thiết cho việc sản sinh hormone tuyến giáp, giúp duy trì hoạt động của tuyến nội tiết này.
Do đó, người bệnh bị u tuyến giáp hoàn toàn có thể bổ sung rau dền vào thực đơn hàng ngày của mình. Ngoài rau dền thì người bệnh cũng có thể lựa chọn những loại rau khác như: Rau chân vịt, rau diếp cá, rau mồng tơi, rau muống,…để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
BỊ U TUYẾN GIÁP NÊN ĂN GÌ?
Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh bị u tuyến giáp:
- Thịt gà
Thịt gà là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, có chứa nhiều axit amin, đặc biệt là tyrosine. Đây là thành phần cần thiết để sản sinh các hormone tuyến giáp. Việc thiếu tyrosine trong chế độ ăn hàng ngày có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Các thực phẩm giàu selen
Selen là một khoáng chất cần thiết, giúp tăng cường sức khỏe của các tế bào tuyến giáp. Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Các loại thực phẩm giàu selen mà người bệnh có thể tham khảo bổ sung đó là: Các loại hạt, cá ngừ, cá mòi, các loại đậu và trứng,….
- Các thực phẩm giàu kẽm
Giống như selen, kẽm cũng là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Thậm chí việc bổ sung kẽm còn giúp cải thiện chức năng tuyến giáp ở những bệnh nhân bị suy giáp. Kẽm thường được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: Thịt đỏ, thịt gia cầm, động vật có vỏ, sữa, trứng, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt,…
- Thực phẩm giàu Iod
Iod là nguyên liệu quan trọng của quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Việc bổ sung Iod vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị u tuyến giáp, hạn chế sự phát triển của khối u, đồng thời khiến tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu iod mà người bệnh có thể lựa chọn bổ sung vào thực đơn của mình là: Muối biển, rong biển, sữa, trứng, rau chân vịt, rau cần, cá biển,…
Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đang bị cường giáp hoặc đang điều trị bằng phương pháp I – ốt phóng xạ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung I – ốt.
- Các loại hạt
Phần lớn các loại hạt đều có chứa protein thực vật, kẽm, đồng, magie và các loại vitamin. Những dưỡng chất này sẽ giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn. Một số loại hạt mà bệnh nhân bị u tuyến giáp nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình đó là: Hạt mắc – ca, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt bí,…
- Trái cây họ cam quýt
Các loại trái cây họ cam quýt như: Cam, chanh, bưởi, quýt,….là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ loại vitamin này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại bệnh tật.
- Cá béo
Các loại cá béo như: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu,…là nguồn thực phẩm giàu axit béo Omega – 3, giúp chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, rất tốt cho tuyến giáp.
BỆNH NHÂN BỊ U TUYẾN GIÁP NÊN KIÊNG GÌ KHI ĂN UỐNG?
Dưới đây là những loại thực phẩm mà bệnh nhân bị u tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn:
- Đậu nành
Theo các chuyên gia, hàm lượng isoflavone có trong đậu nành có thể gây cản trở khả năng hấp thụ Iot của tuyến giáp. Từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người bệnh bị u tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, nước tương, tương bần,…
- Thực phẩm chế biến sẵn
Trong các thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn thường có chứa nhiều chất béo bão hòa và chất phụ gia, không tốt cho tuyến giáp. Chúng có thể làm khối u phát triển nhanh hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như: Bông cải xanh, cải bắp, cải xanh, cải thìa,…có chứa chất isothiocyanate, có thể hạn chế việc hấp thu iot, gây tác động xấu đến sức khỏe của tuyến giáp.
- Các chất kích thích
Việc sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá,… có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, làm giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị. Do đó, những người bị u tuyến giáp nên tránh xa những chất này.
- Thực phẩm chứa gluten
Gluten thường có nhiều trong các thực phẩm như: Bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt,…Chất này có thể gây ra phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Theo các nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn không gluten có thể giúp phòng ngừa các bệnh lý tại tuyến giáp.
- Nội tạng động vật
Trong các loại nội tạng như: Gan, lòng, tim,…có chứa nhiều axit lipoic, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, chất axit lipoic có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp. Từ đó, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh và kéo dài thời gian điều trị.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn u tuyến giáp có ăn được rau dền không. Người bệnh bị u tuyến giáp hoàn toàn có thể bổ sung rau dền vào thực đơn hàng ngày của mình với các chất dinh dưỡng magie, sắt, kẽm, khoáng chất đồng hỗ trợ tốt cho người bị bệnh
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa