Sau chuyển phôi là bước cuối quan trọng trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF). Trong giai đoạn này, các chị em cần chú ý nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tạo môi trường thuận lợi cho phôi thai làm tổ, phát triển. Vậy chuyển phôi xong nên ăn gì, kiêng gì? Sau chuyển phôi ăn rau dền được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này!
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG SAU KHI CHUYỂN PHÔI
Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), sau khoảng từ 3 – 5 ngày kể từ khi nuôi phôi, bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi. Sự thành công của quá trình chuyển phôi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Chất lượng phôi, nội mạc tử cung, sức khỏe chung của người mẹ,… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả chuyển phôi, hỗ trợ quá trình phôi thai làm tổ.
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ, điều hòa nội tiết tố và làm dày lớp niêm mạc tử cung. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phôi thai làm tổ và phát triển thành em bé.
SAU CHUYỂN PHÔI ĂN RAU DỀN ĐƯỢC KHÔNG?
Các loại rau xanh, trong đó có rau dền là những loại thực phẩm mà các mẹ nên tăng cường bổ sung sau chuyển phôi để giúp cho phôi thai bám chắc vào niêm mạc tử cung.
Rau dền là một loại rau có hàm lượng chất sắt cao, sẽ giúp tăng cường sản sinh các tế bào hồng cầu và huyết sắc tố hemoglobin. Từ đó, có thể cung cấp đủ máu cho tử cung, nội mạc tử cung cũng như phôi thai đang phát triển, giúp làm tăng cơ hội thụ thai thành công. Ngoài ra, chất sắt còn giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Không chỉ có chứa chất sắt, rau dền còn có chứa nhiều vitamin A, B, C, giúp điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, cải thiện độ dày của niêm mạc tử cung. Từ đó, tạo môi trường tối ưu cho phôi thai làm tổ và phát triển.
Ngoài rau dền thì các mẹ có thể tham khảo bổ sung các loại rau khác như: Cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt, bắp cải,….để hỗ trợ phát triển niêm mạc tử cung, nâng cao hiệu quả chuyển phôi.
MẸ NÊN ĂN GÌ ĐỂ PHÔI BÁM TỐT SAU CHUYỂN PHÔI?
Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng, quyết định đến sự thành công của toàn bộ quá trình làm IVF. Do đó, nữ giới sau khi chuyển phôi cần phải cân nhắc cẩn thận trong việc lựa chọn những loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày để nâng cao khả năng thụ thai thành công.
Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho nữ giới sau khi chuyển phôi:
- Thực phẩm giàu protein
Nếu các bạn đang thắc mắc “ Sau chuyển phôi nên ăn gì” thì nhóm thực phẩm giàu chất đạm sẽ là câu trả lời không thể bỏ qua. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nội tiết tố (hormone) trong cơ thể. Các hormone này sẽ quyết định số lượng và chất lượng trứng ở người phụ nữ.
Chất lượng trứng tốt sẽ là điều kiện nền tảng để quá trình thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra thành công. Do đó, các chị em cần tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu protein như: Thịt đỏ (heo, bò, cừu,…), thịt trắng (gà, vịt, hải sản), cá, trứng, sữa, nấm, các loại hạt, các loại đậu,…
- Thực phẩm chứa axit folic
Theo các chuyên gia, có một số chất dinh dưỡng nhất định phải có trong chế độ ăn uống sau chuyển phôi, trong đó có axit folic. Đây là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của não và tủy sống của thai nhi. Sự thiếu hụt axit folic trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Theo khuyến nghị, các mẹ nên bắt đầu bổ sung thêm axit folic với hàm lượng 400mcg mỗi ngày khoảng 3 tháng trước khi thụ thai. Các loại rau lá xanh, măng tây, các loại đậu, trái cây họ cam quýt, quả óc chó, quả bơ, củ dền,….là những nguồn thực phẩm cung cấp axit folic cho phụ nữ sau chuyển phôi. (1)
- Thực phẩm giàu kẽm
Sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là một yếu tố quan trọng, giúp điều hòa quá trình sinh sản, tăng khả năng chuyển phôi thành công. Kẽm là một khoáng chất giúp duy trì sự cân bằng các hormone trong cơ thể.
Do đó, các mẹ nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất kẽm như: Thịt đỏ, hàu, cua, sò, các loại đậu, các loại hạt, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt,…vào thực đơn sau khi chuyển phôi để đạt được kết quả tốt nhất.
- Thực phẩm giàu axit béo lành mạnh
Theo các nghiên cứu, các axit béo không bão hòa đa sẽ giúp nâng cao khả năng sinh sản, cải thiện chất lượng tế bào trứng và phôi. Từ đó, có thể nâng cao cơ hội thành công sau khi chuyển phôi.
Chất béo lành mạnh thường có nhiều trong các loại cá béo, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia và dầu oliu.
- Thực phẩm có đặc tính chống viêm
Tình trạng viêm là nguyên nhân dẫn đến một loạt vấn đề trên cơ thể và đặc biệt có hại cho những phụ nữ đang cố gắng mang thai. Khi cơ thể bị viêm, thì sẽ có thể gây cản trở sự di chuyển, khả năng thụ tinh của tinh trùng, làm trầm trọng tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và làm thay đổi môi trường tử cung. Từ đó, gây bất lợi cho quá trình phôi thai làm tổ và phát triển.
Do đó, các chị em nên tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: Rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,… để giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại, làm giảm tình trạng viêm.
- Uống đủ nước
Cho dù là ở giai đoạn nào trong chu trình IVF, thì các chị em cũng cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể (khoảng từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày). Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp duy trì quá trình tuần hoàn, trao đổi chất và tiêu hóa. Từ đó, có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai thành công.
Ngoài nước lọc, các bạn có thể bổ sung sữa, nước ép trái cây, sinh tố rau quả,….để duy trì độ ẩm trong cơ thể.
SAU KHI CHUYỂN PHÔI NÊN KIÊNG ĂN GÌ?
Bên cạnh nhóm thực phẩm cần tăng cường bổ sung, nữ giới sau khi chuyển phôi nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm dưới đây để quá trình IVF diễn ra thuận lợi:
- Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán thường có chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và các chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Do đó, các chị em nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm này trước, trong và sau khi chuyển phôi.
- Các loại thức uống chứa cồn
Các loại đồ uống chứa cồn như: Rượu bia, cocktail,…có thể làm giảm hấp thụ các dưỡng chất quan trọng như: Kẽm, axit folic,…, đồng thời làm suy giảm chất lượng noãn và tinh trùng. Từ đó, gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình thụ thai tự nhiên và IVF.
- Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: Cá kiếm, cá thu, cá ngừ, cá mập,…có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ cũng như tác động tiêu cực đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn sau chuyển phôi ăn rau dền được không Phụ Nữ Và Gia Đình chia sẻ. Sau chuyển phôi bạn hoàn toàn có thể cung cấp các loại rau xanh trong đó có rau dền: Cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt, bắp cải,….
Thông báo chính thức:
PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa