Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com), hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Phunufamily".
26 lượt xem

Đau dạ dày có ăn được rau dền không?

Khi bị đau dạ dày, bên cạnh việc tuân theo phương pháp điều trị của bác sĩ thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh, giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Vậy bị đau dạ dày nên ăn gì giảm đau, mau khỏi? Đau dạ dày có ăn được rau dền không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này!

ĐAU DẠ DÀY LÀ GÌ

ĐAU DẠ DÀY LÀ GÌ?

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó, gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng bụng trên. Triệu chứng này có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài với mức độ dữ dội, cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn tại đường tiêu hóa.

Cơn đau có thể xuất hiện khi bụng quá đói hoặc quá no, khi người bệnh làm việc quá sức hoặc bị căng thẳng tâm lý. 

Tình trạng đau dạ dày có thể xuất hiện đi kèm cùng với nhiều triệu chứng khác như:

– Ợ chua hoặc trào ngược axit

– Buồn nôn, nôn mửa

– Đầy hơi, khó tiêu

– Ợ hơi, đôi khi kèm theo chất lỏng có vị đắng, mùi hôi

– Hơi thở có mùi hôi hoặc chua

– Đi ngoài ra máu

ĐAU DẠ DÀY CÓ ĂN ĐƯỢC RAU DỀN KHÔNG

ĐAU DẠ DÀY CÓ ĂN ĐƯỢC RAU DỀN KHÔNG?

Đối với những người khỏe mạnh, rau xanh là những thực phẩm giàu chất xơ cần được bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày thì có thể ăn mọi loại rau xanh được không? Bị đau dạ dày có ăn được rau dền hay không? 

Theo các chuyên gia, rau dền là một loại rau lành tính, có vị ngọt và tính mát. Hàm lượng chất xơ trong rau dền khá cao, nên sẽ giúp trung hòa dịch vị axit trong dạ dày, làm giảm tình trạng đau, nóng rát ở vùng thượng vị. Ngoài ra, chất xơ còn giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề đầy hơi, khó tiêu, táo bón,…

Ngoài ra, rau dền cũng có hàm lượng vitamin C khá cao. Trung bình trong 100g lá rau dền có chứa đến 80mg vitamin C, đáp ứng đến 90% lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày. Loại vitamin này sẽ giúp chữa lành các vết viêm loét, tổn thương tại niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong loại rau này có thể giúp ức chế hoạt động, sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày – tác nhân gây viêm loét, ung thư đường tiêu hóa. 

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý đó là việc sử dụng rau dền chỉ có thể giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau dạ dày chứ không thể thay thế các phương pháp điều trị y khoa. Do đó, người bệnh cần phối hợp sử dụng rau dền cùng với các phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN RAU DỀN Ở NGƯỜI BỊ ĐAU DẠ DÀY

Mặc dù rau dền là một loại thực phẩm lành tính, có lợi cho người bị đau dạ dày, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng loại rau này:

– Chỉ nên sử dụng rau dền với lượng vừa phải, khoảng 2 – 3 bữa/ 1 tuần, mỗi lần chỉ ăn khoảng 100 – 150 gram. Vì rau dền có hàm lượng chất xơ cao, nếu tiêu thụ quá nhiều thì sẽ có thể gây phản tác dụng, làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

– Không nên ăn rau dền khi đói vì loại rau này có hàm lượng vitamin C khá cao, có thể kích thích tăng tiết dịch vị axit và khiến dạ dày gia tăng co bóp. Từ đó, làm tăng nặng những cơn đau dạ dày.

– Nên chọn mua rau dền được trồng và canh tác theo phương pháp hữu cơ, không phun thuốc trừ sâu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng,…để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

– Không nên ăn rau dền đã để qua đêm. Bởi trong thành phần của rau dền có chứa hợp chất nitrat. Bình thường, chất này không gây hại gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu rau dền được nấu chín và để qua đêm thì hợp chất này có thể bị phân hủy và chuyển hóa thành nitrit. Chất này được xem là một trong những tác nhân gây ra các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Do đó, tốt nhất là người bệnh nên ăn rau dền sau khi vừa nấu xong. 

– Chỉ nên nấu rau dền vừa chín tới, không nên đun quá lâu vì sẽ khiến rau bị mềm, nhũn, ăn không ngon và làm giảm các chất dinh dưỡng.

– Ngoài việc bổ sung rau dền, người bệnh bị đau dạ dày cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng bệnh.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM KHÁC TỐT CHO NGƯỜI BỆNH BỊ ĐAU DẠ DÀY

Ngoài rau dền, người bị đau dạ dày có thể lựa chọn bổ sung những loại thực phẩm dưới đây để hỗ trợ làm giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày:

  • Rau mùi tây

Mùi tây là thực phẩm rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa. Loại rau này có chứa nhiều vitamin A, B, C cùng với các khoáng chất như: Sắt, canxi, kali,…có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, làm giảm các triệu chứng đau âm ỉ, nóng rát ở vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua,…Ngoài ra, rau mùi tây còn giúp làm tăng cảm giác ngon miệng của người bệnh bị đau dạ dày.

  • Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa

Người bệnh bị đau dạ dày nên ưu tiên sử dụng là loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như: Omega – 3, Omega – 6,…để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp, phục hồi niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.

Những chất béo lành mạnh này thường được tìm thấy trong các loại dầu oliu, dầu hạt cải nguyên chất, các loại cá béo (như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu,…) và các loại hạt dinh dưỡng. 

  • Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tốt, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày – tác nhân chính gây ra các bệnh lý viêm loét, trào ngược dạ dày – thực quản.

Ngoài ra, mật ong có kết cấu sánh đặc, dính, sẽ giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày và góp phần kiểm soát tình trạng trào ngược axit. 

Người bệnh bị đau dạ dày có thể pha mật ong với một ly nước ấm và dùng mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.

  • Thực phẩm giàu beta – carotene

Thành phần beta – carotene trong các loại thực phẩm như: Cà rốt, khoai lang, đu đủ, bí đỏ,… có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục và sản sinh các tế bào mới ở niêm mạc dạ dày, cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, ợ nóng, ợ chua, tiêu chảy,…

  • Bắp cải

Trong bắp cải có chứa một hàm lượng chất xơ dồi dào và các loại vitamin C, K, B sẽ giúp làm lành các vết loét, đặc biệt trong những trường hợp bị viêm loét dạ dày – ruột, làm giảm các triệu chứng đau, nóng rát ở vùng thượng vị.

  • Rau thì là

Thì là là một loại rau gia vị phổ biến nhưng ít ai biết nó có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý tại dạ dày. Rau thì lá rất giàu chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là các chất chống oxy hóa flavonoid sẽ giúp chống viêm, xoa dịu những cơn co thắt trong dạ dày, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây bệnh.

Trên đây là những thông tin Phụ Nữ Và Gia Đình giải đáp cho băn khoăn bị đau dạ dày có ăn được rau dền không. Bạn hoàn toàn có thể ăn rau dền khi bị đau dạ dày, nhờ hàm lượng chất xơ và vitamin C loại rau này còn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Thông báo chính thức:

PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) chỉ chia sẻ kiến thức, tin tức hữu ích. Mọi lời mời chào sử dụng dịch vụ có phí hay miễn phí dưới danh nghĩa PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH (phunufamily.com) đều là lừa đảo. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi có nguy hại phát sinh.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa